-
Đầu năm, nhiều dự án nghìn tỷ được đưa vào hoạt động ở Quảng Nam -
Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị Berjaya 3,5 tỷ USD tại TP.HCM -
Đà Nẵng cho thuê hơn 78.000 m2 đất để xây nhà máy có vốn đầu tư 177 triệu USD -
Chính phủ chính thức trình Quốc hội bổ sung 38.251 tỷ đồng vốn điều lệ cho VEC -
Thủ tướng yêu cầu triển khai ngay giai đoạn 2 cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh -
Dừng đầu tư hạng mục tuyến tránh TP. Bảo Lộc theo hình thức hợp đồng BT
Nóng vội và… xin rút kinh nghiệm
Cho đến thời điểm này, Sở Giao thông - Vận tải (GTVT) Sơn La vẫn chưa công bố các hình thức xử lý kỷ luật đối với các tập thể, cá nhân liên quan đến vi phạm nghiêm trọng Luật Đấu thầu tại Dự án Sửa chữa khe co giãn cầu Tạ Khoa, Quốc lộ 37 dù đã nhận được các văn bản yêu cầu của cả UBND tỉnh Sơn La lẫn Bộ GTVT từ giữa tháng 7/2016.
Cầu Tạ Khoa |
Trước đó, vào giữa tháng 7/2016, Bộ GTVT đã có văn bản số 8092/BGTVT - KHCT đề nghị UBND tỉnh Sơn La chỉ đạo Sở GTVT Sơn La và các cơ quan liên quan tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc sửa chữa khe co giãn cầu Tạ Khoa; làm rõ các vi phạm, các hành vi bị cấm nêu tại chương XI - xử lý vi phạm về đấu thầu, Luật Đấu thầu để xử lý theo quy định.
Cần phải nói thêm rằng, mặc dù công trình sử dụng vốn từ Quỹ Bảo trì đường bộ này không lớn, do tổng mức đầu tư chỉ khoảng 1,58 tỷ đồng, trong đó, chi phí xây dựng là 1,38 tỷ đồng, nhưng sai phạm của các đơn vị liên quan tại Dự án được đánh giá là “nghiêm trọng”.
Theo ghi nhận của Tổng cục Đường bộ Việt Nam - đơn vị ủy thác cho Sở GTVT Sơn La, chủ đầu tư đã thực hiện đầy đủ các khâu lựa chọn nhà thầu được quy định trong Luật Đấu thầu.
Điều oái oăm ở chỗ, trước thời điểm có kết quả đấu thầu 2 tháng, Sở GTVT Sơn La đã cho phép Công ty cổ phần Cơ khí 68 và xây dựng Thăng Long thi công các hạng mục nói trên và nhà thầu đã huy động thiết bị, nhân lực vào thực địa từ ngày 27/3/2016, tức là còn trước cả khi Sở GTVT Sơn La đăng tải thông tin mời thầu.
Trong văn bản giải trình Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở GTVT Sơn La không thừa nhận hành vi thông thầu, mà chỉ thừa nhận việc “thi công trước khi có kết quả đấu thầu” này xuất phát từ “quan ngại nguy cơ tai nạn giao thông có thể xảy ra trên cầu Tạ Khoa, đặc biệt là trong dịp bầu cử Quốc hội”. Chủ đầu tư đã xuất trình văn bản xác nhận của Công an huyện Bắc Yên về 3 vụ tai nạn GTVT trên cầu Tạ Khoa xảy ra trong tháng 2/2016 làm bị thương 4 người để biện minh cho việc thi công gấp gáp này.
Những dấu hỏi lớn
Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, việc sửa chữa khắc phục cấp bách các hư hỏng nghiêm trọng ảnh hưởng tới an toàn công trình là cần thiết và đã được thể chế hóa trong các quy định tại Luật Xây dựng và các Nghị định hướng dẫn.
Tuy nhiên, việc Sở GTVT Sơn La tự ý tổ chức sửa chữa trước, không báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam để xem xét cho phép điều chỉnh theo đúng phân cấp của Bộ GTVT là vượt thẩm quyền. Trường hợp Sở GTVT có báo cáo chuyển thành dự án sửa chữa cấp bách, Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ xem xét. Nếu cần sửa chữa trước đối với bộ phận gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, Tổng cục sẽ điều chỉnh lại kế hoạch đấu thầu để đảm bảo đúng quy định.
“Mặt khác, khi đã tiến hành thi công, nhưng Sở GTVT vẫn tổ chức đấu thầu là trái quy định”, ông Huyện đánh giá.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng lên tiếng bác bỏ thông tin về việc “cơ quan này có chủ trương giới thiệu nhà thầu Công ty cổ phần Cơ khí 68 và xây dựng Thăng Long cho Sở GTVT Sơn La”.
Để “chữa cháy” cho hành vi sai phạm này, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã yêu cầu Sở GTVT Sơn La hủy kết quả đấu thầu và tổ chức đấu thầu lại đối với gói thầu sửa chữa khe co giãn cầu Tạ Khoa; tiến hành tháo dỡ đối với các khối lượng đã thực hiện trái với quy định. Đối với các chi phí cho công tác đấu thầu lại, tháo dỡ khối lượng chưa làm đúng quy định, Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm, không dùng nguồn vốn Quỹ Bảo trì đường bộ và các nguồn vốn khác của Nhà nước.
Điều đáng nói là, trong báo cáo về việc thực hiện Dự án Sửa chữa khe co giãn cầu Tạ Khoa của Sở GTVT Sơn La được gửi tới Bộ GTVT ngày 22/7, lãnh đạo cơ quan này vẫn cho rằng, đã không để xảy ra thất thoát, thiệt hại và chỉ thừa nhận là “vi phạm trình tự các bước thực hiện theo quy định về xử lý đảm bảo giao thông”.
“Nguyên nhân tồn tại trong quá trình thực hiện Dự án Sửa chữa khe co giãn cầu Tạ Khoa chủ yếu từ việc chủ quan, nóng vội trong thực hiện nhiệm vụ”, ông Hùng giải thích và “xin nghiêm túc rút kinh nghiệm”.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, một chuyên gia đấu thầu cho rằng, bên cạnh việc phải làm rõ hành vi vi phạm Luật Đấu thầu của Sở GTVT Sơn La, cần phải quy được trách nhiệm đối với vụ việc này cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam trong việc “lỏng tay” kiểm tra, giám sát trong công tác quản lý nguồn vốn bảo trì đường bộ tại Dự án, dù công trình này đã phân khai về cho địa phương thực hiện. Tại dự án trên, Tổng cục Đường bộ Việt Nam chỉ nhận được thông tin sau khi những thông tin tố cáo sai phạm của Sở GTVT Sơn La được một số cơ quan thông tấn báo chí đăng tải.
-
Thủ tướng yêu cầu triển khai ngay giai đoạn 2 cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh -
Dừng đầu tư hạng mục tuyến tránh TP. Bảo Lộc theo hình thức hợp đồng BT -
Hải Dương đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao -
Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Long: Nâng cao hiệu quả tham mưu phát triển kinh tế - xã hội -
Khát vọng cháy bỏng ở “khúc ruột" miền Trung -
Khánh Hòa tận dụng cơ chế đặc thù khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế biển -
Thủ tướng kiểm tra tiến độ hàng loạt dự án trọng điểm phía Nam ngày mùng 4 Tết
- Shinhan Finance ra mắt phiên bản mới 5.0 của iShinhan - Nền tảng tài chính số toàn diện, thân thiện và an toàn
- Hậu Giang: "Con hổ con" thức giấc của Đồng bằng sông Cửu Long
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng