-
Thúc tiến độ Đề án phát triển metro TP. Hà Nội, TP. HCM trị giá 72,03 tỷ USD -
Tín hiệu thuận để đầu tư sớm đường cất hạ cánh số 3, Sân bay Long Thành -
Thách thức giải ngân 95% kế hoạch vốn -
Kon Tum yêu cầu không để tình trạng “vốn chờ dự án” trong giải ngân đầu tư công -
TP.HCM chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án nhà máy Nipro -
Bình Định phát triển logistics gắn với hoàn thiện hạ tầng giao thông
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo các bộ, ngành, lãnh đạo tỉnh Hà Nam bấm nút khởi công Dự án thành phần II (giai đoạn II) thuộc Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình |
Đạt nhiều kết quả quan trọng
Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, song nhờ sự quyết tâm, nỗ lực cố gắng của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong tỉnh, sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Chính phủ và các bộ, ngành trung ương, tình hình kinh tế - xã hội Hà Nam tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả quan trọng. Năm 2021, tổng sản phẩm tăng trưởng 8,85%, đứng thứ 6 toàn quốc, thu ngân sách nhà nước đạt 14.542 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ, bằng 155% dự toán Trung ương giao, 151% dự toán của tỉnh.
Đặc biệt, về thu hút đầu tư, quý I/2022, Hà Nam thu hút 13 dự án (đạt 162,5%), thực hiện điều chỉnh tăng, giảm vốn đầu tư 12 dự án (đạt 200%), với tổng vốn đăng ký mới và điều chỉnh là 158,11 triệu USD (đạt 1.011,6%), 2.272,1 tỷ đồng (đạt 104,6% so với cùng kỳ). Lũy kế hết quý I/2022, tỉnh đã thu hút 1.079 dự án đầu tư (104%), trong đó 346 dự án FDI (104,8%), 733 dự án trong nước (104%), với vốn đăng ký 4.687,12 triệu USD (108%) và 148.971,1 tỷ đồng (106% so với cùng kỳ).
Hà Nam có thêm 8 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu là Kim Bình, Liêm Tiết (TP. Phủ Lý), Nguyễn Úy, Nhật Tựu (huyện Kim Bảng), Nhân Chính, Đức Lý (huyện Lý Nhân), Vũ Bản (huyện Bình Lục), Thanh Tâm (huyện Thanh Liêm), nâng tổng số xã đạt nông thôn mới lên con số 17.
Đẩy nhanh tiến độ triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19, đến ngày 19/1/2022, toàn tỉnh đã có 99,06% người dân đủ 18 tuổi trở lên được tiêm vắc-xin, trong đó 95,01% tiêm đủ 2 mũi, trên 55,52% tiêm tăng cường mũi 3; 99,8% trẻ 12-17 tuổi được tiêm vắc-xin, trong đó 95,7% tiêm đủ 2 mũi.
Cùng với đó, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống người dân ổn định. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, Hà Nam đứng thứ sáu toàn quốc về điểm bình quân chung. Địa phương quan tâm giải quyết việc làm, thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,55%. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội.
Các nhiệm vụ và giải pháp phát triển
Năm 2022 và các năm tới, Hà Nam tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp để kiểm soát dịch bệnh Covid-19. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và rà soát tiêm chủng đầy đủ cho các đối tượng, nhất là cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi an toàn, độ bao phủ vắc-xin, tạo miễn dịch toàn cộng đồng.
Tập trung triển khai các kế hoạch, chương trình, đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX và Đại hội XIII của Đảng; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Trong đó, tập trung hoàn thiện Quy hoạch tỉnh Hà Nam và các quy hoạch có liên quan; rà soát, điều chỉnh các quy hoạch phân khu để quản lý và thu hút đầu tư. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng đối với các quy hoạch đã được cho chủ trương, nhất là Quy hoạch thành phố mới, Quy hoạch Khu Đại học Nam Cao, khu công nghệ cao, các khu, cụm công nghiệp, các khu đô thị…
Thực hiện hiệu quả Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025, tăng cường quản lý đầu tư từ ngân sách nhà nước, đảm bảo sử dụng hiệu quả vốn đầu tư và tiến độ giải ngân các dự án. Huy động mọi nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội hiện đại; ưu tiên hạ tầng khung, liên vùng, kết nối đến các điểm đầu mối giao thông, khu công nghệ cao, các khu, cụm công nghiệp, cảng và logistic.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm, tạo động lực và điểm nhấn cho sự phát triển bền vững. Rà soát, kiến nghị điều chỉnh các cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư, rút ngắn thời gian giải phóng mặt bằng và các cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo, dạy nghề, tạo việc làm ổn định cho người dân.
Nâng cao chất lượng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp. Tập trung thu hút đầu tư và đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng xã hội, các dịch vụ phục vụ các khu công nghiệp như: nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, chuyên gia, các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, các công trình trường học, bệnh viện...
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhất là trong lĩnh vực đất đai, khoáng sản, môi trường, quy hoạch, trật tự đô thị… Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư. Tập trung thu hút các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn trong và ngoài nước về đầu tư trên địa bàn.
Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là dự án mới đi vào hoạt động và doanh nghiệp bị ảnh hưởng lớn bởi dịch Covid-19.
Đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống. Đưa thương mại - dịch vụ từng bước trở thành mũi nhọn, đột phá trong phát triển kinh tế. Tập trung triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Tam Chúc, phát triển mạnh đô thị sinh thái gắn với du lịch nghỉ dưỡng, du lịch trải nghiệm…
Thực hiện các cơ chế hỗ trợ đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp. Nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới tại các xã, huyện đạt chuẩn, xây dựng các xã, huyện nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu gắn với đô thị hóa, nâng cao thu nhập và đời sống người dân. Giải quyết quyết liệt, hiệu quả vấn đề xử lý rác thải, nhất là rác thải sinh hoạt ở nông thôn.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là hiện đại hóa nền hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao trách nhiệm cán bộ, công chức, viên chức, gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính…
Phát huy giá trị văn hóa, con người Hà Nam, tạo động lực, sức mạnh nội sinh để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đảm bảo quốc phòng an ninh, ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Làm tốt công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Năm đầu tiên tự chủ ngân sách
Năm 2022, Hà Nam đã xác định mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội là: Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân; tận dụng tốt các cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thực hiện tự chủ ngân sách. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước, khắc phục có hiệu quả những tồn tại, hạn chế, tạo chuyển biến rõ rệt trên các lĩnh vực đất đai, khoáng sản, môi trường.
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; rà soát, cân đối nguồn lực đầu tư công ở các cấp ngân sách, bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương theo kế hoạch; tập trung xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản. Tăng cường các biện pháp quản lý thu, chi ngân sách, chống thất thu. Sử dụng công khai, minh bạch, hiệu quả theo đúng quy định các nguồn ngân sách; ưu tiên nguồn lực cho chi đầu tư phát triển, nhất là đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hoàn thành các nhiệm vụ chi của năm 2022.
Tập trung thu hút, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm của tỉnh. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu trong thực thi công vụ. Triển khai kịp thời các biện pháp đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Đặc biệt, Hà Nam đã đề ra và phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch năm 2022 được xác định tại Nghị quyết số 46/2001/NQ-HĐND ngày 8/12/2021 của HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Trong đó, tập trung cao độ để hoàn thành chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế 9,8%; hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu ngân sách (vượt trên 1.500 tỷ đồng so với Nghị quyết HĐND tỉnh) đảm bảo tự cân đối ngân sách và có điều tiết về Trung ương 9%.
Năm 2022 là năm đầu tiên Hà Nam thực hiện tự chủ ngân sách - một dấu mốc đầy ấn tượng và tự hào khẳng định quá trình phấn đấu vượt lên bao khó khăn, thách thức, bền bỉ, quyết liệt, toàn diện, nhất là trên lĩnh vực thu hút đầu tư, phát triển sản xuất - kinh doanh của một vùng đất phía Nam Thủ đô Hà Nội - một vùng đất “Địa linh nhân kiệt”, văn hiến, giàu truyền thống yêu nước, cách mạng và anh hùng.
-
Bình Định phát triển logistics gắn với hoàn thiện hạ tầng giao thông -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 -
Cảng Dung Quất chưa phát huy hết tiềm năng -
Cần 183.856 tỷ đồng xây đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh -
Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương: Cơ hội rộng mở cho nhà đầu tư -
350 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ; Huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km metro -
Đề xuất thành lập Khu Kinh tế Ninh Cơ: Động lực tăng trưởng mới cho Nam Định
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 4/11 -
2 Thống đốc: Sẽ nghiên cứu, đề xuất sửa quy định để "big 4" ngân hàng được chủ động tăng vốn -
3 Quốc hội thảo luận toàn thể về kinh tế - xã hội, sửa một số luật về đầu tư -
4 Đón non-prefunding, công ty chứng khoán nào có lợi thế? -
5 Coi kết quả giải ngân đầu tư công là căn cứ quan trọng đánh giá cán bộ
- Quảng Ninh: Hơn 200 doanh nghiệp tìm hiểu đầu tư vào cụm công nghiệp phía Đông Đầm Hà B
- Công ty TNHH Thiết bị Dầu khí Schoeller Bleckmann Việt Nam nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á 2024
- C.P. Việt Nam tham gia hợp tác công tư thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Chứng khoán Nhất Việt nhận giải “Doanh nghiệp xuất sắc” tại Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á 2024
- Đa dạng mô hình kinh doanh hấp dẫn tại Yên Bình New Horizon