Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 10 tháng 01 năm 2025,
Hà Nội: Hơn 83% F0 diễn biến nhẹ hoặc không triệu chứng
D.Ngân - 06/12/2021 16:28
 
Theo Bộ Y tế, hiện số F0 diễn biến nhẹ hoặc không xuất hiện triệu chứng tại Thủ đô chiếm hơn 83%.

Theo thống kê của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, cập nhật gần nhất ngày 4/12, Hà Nội hiện có 4.651 trường hợp nhiễm Covid-19 đang phải điều trị tại bệnh viện.

TP. Hà Nội đã cho phép điều trị F0 nhẹ, không triệu trứng tại nhà. 

Đáng chú ý, trong số này có tới 3.902 người chỉ diễn biến nhẹ, thậm chí không xuất hiện triệu chứng. Con số này chiếm khoảng 83,8% tổng số bệnh nhân Covid-19 tại Hà Nội.

Các trường hợp diễn biến từ trung bình đến nặng, nguy kịch chỉ chiếm gần 20%. Cụ thể, Thành phố đang điều trị cho 699 bệnh nhân Covid-19 ở mức độ trung bình, 50 trường hợp diễn biến nặng, nguy kịch, 46 ca phải thở ô-xy qua mặt nạ, gọng kính, 2 người phải thở máy không xâm lấn, một ca thở máy xâm lấn và một người cần lọc máu.

Như vậy, tỷ lệ bệnh nhân Covid-19 diễn biến nặng tại Hà Nội là tương đương với cả nước. Kết quả này phần nào đã thể hiện được hiệu quả của vắc-xin với cộng đồng. Tuy nhiên, số ca mắc mới tại thủ đô trong thời gian qua liên tục tăng cao. Điều này dẫn tới số ca diễn biến nặng dự báo cũng sẽ tăng lên.

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội trong thời gian gần đây, số lượng F0 ở Hà Nội liên tiếp tăng nhanh. Số ca nhiễm trong ngày cao nhất tại Hà Nội lên tới 628 trường hợp (4/12).

Liên quan tới việc điều trị F0 tại Hà Nội, hiện Thành phố đã cho phép điều trị F0 nhẹ, không triệu trứng tại nhà. 

Các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, yêu cầu đối với người cách ly y tế tại nhà, người ở cùng nhà, cán bộ y tế và các đơn vị liên quan thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.

Về thuốc điều trị cho F0, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn thông tin, trong thời gian qua thuốc kháng virus Molnupiravir đã được Bộ Y tế phân bổ đến các địa phương thực hiện thí điểm có kiểm soát chương trình thí điểm quản lý, chăm sóc F0 không triệu chứng tại nhà và cộng đồng với gần 250.000 liều được sử dụng.

Kết quả đánh giá sơ bộ sử dụng thuốc này bước đầu hết sức khả quan, tỷ lệ âm tính sau khi sử dụng Molnupiravir sau 5 ngày là từ 72 đến 93%, tỷ lệ khác biệt có ý nghĩa so với nhóm chứng. 

Ngoài ra, Việt Nam đã giảm tỷ lệ tử vong 50% so với nhóm không sử dụng. Đây là kết quả khả quan với những bệnh nhân nhiễm ngay từ đầu.

Đồng thời, lãnh đạo Bộ Y tế cũng cho biết sau khi có kết quả thử nghiệm bước đầu của các đơn vị sử dụng thuốc, Bộ Y tế đang tiến hành các bước để tiến tới cấp phép lưu hành cho các công ty có thể nhập khẩu, sản xuất thuốc Molnupiravir.

Ngoài ra, các thuốc hiệu quả tốt trong điều trị bệnh nhân nặng cũng được sử dụng như các thuốc kháng thể đơn dòng, đã đem lại thành công. Đặc biệt, Bộ Y tế cũng chuẩn bị một số phương án về thuốc khác để phục vụ điều trị bệnh nhân Covid-19 như Favipiravir.

Được biết, đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.303.823 ca, trong đó có 1.006.460 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. 

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.854 ca, trong đó, thở ô xy qua mặt nạ là 4.618 ca; thở ô-xy dòng cao HFNC là 1.376 ca; thở máy không xâm lấn là162 ca; thở máy xâm lấn là 683 ca; ECMO là 15 ca.

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 26.260 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm. Tổng số ca tử vong xếp thứ 33/234 vùng lãnh thổ.

Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 09/49 (xếp thứ 5 khối ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 khối ASEAN).

[Infographic]: Hướng dẫn chi tiết điều trị F0, cách ly F1, truy vết F2 tại trường học
Liên sở Y tế, Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn điều trị F0, cách ly F1, F2 tại trường học khi phát sinh ca bệnh Covid-19.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư