
-
Phát hiện u ác tính ở cột sống từ triệu chứng đau lưng quen thuộc ở người cao tuổi
-
Bộ Y tế hỏa tốc yêu cầu kiểm tra, xử lý sản phẩm Xi Chuan Qi nghi giả mạo
-
Xây dựng hệ sinh thái minh bạch dược phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe vì cộng đồng
-
Tin mới y tế ngày 16/7: Bộ Y tế yêu cầu tiêu hủy lô nước rửa tay chứa chất không công bố
-
Phẫu thuật ung thư có khiến bệnh di căn nhanh hơn? -
Cảnh báo về sai phạm trong sản xuất, công bố và quảng cáo mỹ phẩm
![]() |
Hà Nội tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, nhất là tại các địa bàn trọng điểm, khu du lịch, bếp ăn tập thể trường học... |
Theo đó, để tăng cường công tác quản lý an toàn thực phẩm, phòng chống thuốc giả, thực phẩm giả, ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm ảnh hưởng tới sức khoẻ nhân dân trên địa bàn Thành phố, UBND Thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã và đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện nghiêm, quyết liệt, hiệu quả, bám sát mục tiêu, yêu cầu, các chỉ đạo của Trung ương tại các văn bản:
Công điện số 55 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phối hợp, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân liên quan đến sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sửa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả; Công văn số 2633 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống thực phẩm giả, ngộ độc thực phẩm;
Công văn số 2657 của Bộ Y tế về việc tăng cường quản lý an toàn thực phẩm, ngăn ngừa thực phẩm giả; Công văn số 2352 của Bộ Y tế về tăng cường công tác đấu tranh phòng chống thuốc giả, sửa giả, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả;
Chỉ thị số 17 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý của nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới; Chỉ thị số 38 về tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm...
Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác tổ chức đợt cao điểm kết thúc vào 15/6/2025 tổng rà soát, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về dược, an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh thuốc chữa bệnh, thực phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa, các thực phẩm bổ sung.
Tăng cường rà soát, xử lý đối với các hành vi vi phạm về quảng cáo trên môi trường mạng hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác; tăng cường thông tin, tuyên truyền các quy định của pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong lựa chọn, mua và sử dụng sản phẩm...
Sở Y tế chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, nhất là tại các địa bàn trọng điểm, khu du lịch, bếp ăn tập thể trường học, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, thức ăn đường phố, cơ sở dịch vụ ăn uống dành cho công nhân, học sinh, sinh viên, khách du lịch, cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, nước đá dùng liền...
Kiên quyết xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động đối với cơ sở không đủ điều kiện về an toàn thực phẩm, cơ sở không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Đồng thời, chuẩn bị sẵn sàng phương án, lực lượng, thuốc và thiết bị y tế để triển khai hiệu quả các biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn.
Sở Nông nghiệp và Môi trường kiểm tra, giám sát chất lượng nguyên liệu nông sản, thực phẩm đầu vào; tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở sơ chế, chế biến nông sản, thực phẩm nông nghiệp; hướng dẫn nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp áp dụng quy trình sản xuất nông sản an toàn, truy xuất được nguồn gốc.
Sở Công Thương tăng cường công tác quản lý thị trường; kiểm tra, rà soát các sàn giao dịch thương mại điện tử, ứng dụng thương mại điện tử bán hàng, website thương mại điện tử bán hàng và các gian hàng kinh doanh thực phẩm qua các ứng dụng trên, nhằm phát hiện các sản phẩm, thực phẩm chưa thực hiện việc công bố, vi phạm quảng cáo… để gỡ bỏ thông tin.
Sở Văn hoá và Thể thao chỉ đạo các báo, đài phát thanh, truyền hình tăng cường dung lượng, thông tin về an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuốc giả, thực phẩm giả để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.
Công an Thành phố chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tập trung triển khai lập các chuyên án, khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán thuốc giả, thực phẩm giả, thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm gây hại cho sức khỏe con người theo thẩm quyền và quy định.
UBND các quận, huyện, thị xã (chính quyền cơ sở) chịu trách nhiệm toàn diện về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng ngừa, ngăn chặn thực phẩm giả, thuốc giả, sữa giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả trên địa bàn theo phân cấp quản lý.

-
Phát hiện u ác tính ở cột sống từ triệu chứng đau lưng quen thuộc ở người cao tuổi
-
Bộ Y tế hỏa tốc yêu cầu kiểm tra, xử lý sản phẩm Xi Chuan Qi nghi giả mạo
-
Xây dựng hệ sinh thái minh bạch dược phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe vì cộng đồng
-
Tin mới y tế ngày 16/7: Bộ Y tế yêu cầu tiêu hủy lô nước rửa tay chứa chất không công bố
-
Phẫu thuật ung thư có khiến bệnh di căn nhanh hơn? -
Sàng lọc trước sinh giúp ngăn ngừa hiệu quả dị tật cho trẻ -
Zona thần kinh có thể gây biến chứng nguy hiểm sức khỏe thế nào? -
Cảnh báo về sai phạm trong sản xuất, công bố và quảng cáo mỹ phẩm -
Dầu Phong thấp Trường Thọ không phép, không chuẩn, không an toàn -
Siết chặt kiểm tra, giám sát kinh doanh nguyên liệu làm thuốc -
Tin mới y tế ngày 15/7: Hy vọng sống cho bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn
-
Áp lực chuyển đổi xanh, nhưng chủ động tiên phong để phát triển bền vững
-
Xanh hóa công nghiệp - hài hòa giữa tăng trưởng cao và phát triển bền vững
-
AstraZeneca Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tại lễ trao giải Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2025
-
Hành trình kết nối xanh: Nghề đặc biệt mùa hoa nhãn ở Hưng Yên
-
Legacy Hill Resort & Villas: Sống giữa thiên nhiên, an trú trong từng giá trị
-
Mở thẻ VPBiz - Nhận eVoucher LynkiD đến 2 triệu đồng