
-
Doanh nghiệp liên doanh sẽ là xu hướng M&A được ưa chuộng
-
Dù môi trường M&A còn thách thức, nhưng các doanh nghiệp Nhật vẫn muốn tiếp cận
-
Năm 2024, thị trường M&A Việt Nam sẵn sàng cho tăng trưởng
-
Nhận diện cơ hội M&A hấp dẫn
-
Đưa thương hiệu Tôm Cà Mau vươn xa -
Khát vọng niêm yết vượt đại dương
![]() |
Công trường thi công giàn khoan Tam Đảo 05. Ảnh: TTXVN |
Giàn khoan tự nâng Tam Đảo 05 được thiết kế theo mẫu JU-2000E của Friede Goldman (Mỹ) với tổng trọng lượng 18.000 tấn có khả năng khoan tới mỏ dầu khí có độ sâu 9.000 m và đây là giàn lớn nhất từ trước tới nay.
Kích thước thân giàn 70,4m x 76,2m x 9,4m với chiều dài thân giàn 167m. Giàn có khả năng chất tải tới gần 3.000 tấn và hoạt động an toàn trong điều kiện bão trên cấp 12.
Tam Đảo 05 có tổng giá trị 230 triệu USD được khởi công chế tạo từ 25/3/2014.
Sau khi hạ thủy thành công, giàn khoan này sẽ tiếp tục được hoàn thiện các hạng mục cuối cùng và dự kiến hoàn thành sau 9 tháng tới, bàn giao cho chủ đầu tư là Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro đưa vào sản xuất, giảm bớt chi phí do phải thuê giàn khoan từ nước ngoài.
Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá, việc phát triển được ngành cơ khí chế tạo dầu khí này sẽ tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp chế tạo liên quan khác ở trong nước phát triển, trong đó, cụ thể dự án Tam Đảo 05 đã giúp cho nhiều công ty từ nhà nước tới tư nhân cùng tham gia vào.
Đối với dự án Tam Đảo 05, đội ngũ cán bộ, kỹ thuật, kỹ sư của PV Shipyard đã tự thiết kế chi tiết đến mua sắm, thi công lắp đặt với tỷ lệ nội địa lên tới 46% giúp khẳng định được vị thế của Việt Nam trong đóng mới, chế tạo giàn khoan trên trường quốc tế.
Phó Thủ tướng lưu ý, trong thời gian tới, PV Shipyard cũng như ngành cơ khí chế tạo dầu khí Việt Nam cần xác định vươn tầm ra thị trường thế giới, đồng thời, các bộ, ngành liên quan nghiên cứu cơ chế chính sách thuận lợi, tạo cơ chế tín dụng xuất khẩu đi kèm để xuất khẩu các mặt hàng cơ khí chế tạo Việt Nam ra thị trường các nước.
Trước đó, PV Shipyard cũng đã chế tạo thành công và bàn giao giàn khoan tự nâng 90 m nước (Tam Đảo 03) cho Vietsovpetro.
Việc hạ thủy thành công giàn Tam Đảo 05 đã đánh dấu sự trưởng thành của đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật ngành cơ khí chế tạo Việt Nam, đồng thời giúp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chủ động trong việc thăm dò, khai thác dầu khí trong những năm tới

-
Thị trường CPTPP tăng sử dụng công cụ phòng vệ với hàng Việt -
Nhận diện cơ hội M&A hấp dẫn -
EVN tổ chức tháng tri ân khách hàng -
Giải mã 3 động cơ tăng trưởng ứng dụng nền tảng tiêu dùng - công nghệ của Masan -
Đưa thương hiệu Tôm Cà Mau vươn xa -
Khát vọng niêm yết vượt đại dương -
Thị trường M&A Việt Nam: Chuyển từ phòng thủ sang tiến công
-
Acecook Việt Nam đi đầu trong ngành hàng về cải tiến sản phẩm giảm nhựa
-
Dai-ichi Life Việt Nam được trao Chứng nhận về đóng góp bảo vệ môi trường và thúc đẩy tăng trưởng xanh bền vững
-
BUV công bố các Chương trình đào tạo mới từ Anh Quốc và Quỹ học bổng 2024 trị giá 87 tỷ đồng
-
Noventiq ra mắt công cụ AI thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh cho doanh nghiệp
-
Bà Rịa-Vũng Tàu: Lợi thế phát triển công nghiệp khi sở hữu cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam
-
Tiếp cận chất lượng và lâm sàng xuất sắc để chăm sóc tốt sức khỏe người dân