
-
Nhiều "bên mua" từ châu Âu, Mỹ… rất quan tâm tới thị trường Việt Nam
-
Thị trường M&A Việt Nam sẽ sớm đạt mốc 20 tỷ USD trong vòng 3 năm tới
-
M&A Việt Nam vẫn sẽ là mảnh đất để “Chung tay cùng thịnh vượng”
-
Tăng trưởng kinh tế ấn tượng mở ra cơ hội mới cho M&A tại Việt Nam
-
Khai mạc Diễn đàn M&A Việt Nam 2023: Chung tay cùng thịnh vượng -
Đề xuất kéo dài cơ chế đặc thù về vật liệu với 4 dự án cao tốc
![]() |
Hải Phòng đang nhận được sự quan tâm rất lớn doanh nghiệp Hàn Quốc |
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng, Hàn Quốc hiện là quốc gia đứng đầu về cả số dự án và vốn đầu tư trong tổng số 42 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Hải Phòng. Lũy kế đến nay, Hải Phòng đứng thứ 6 toàn quốc, với 827 dự án đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư 23,76 tỷ USD. Trong đó, có 173 dự án đến từ Hàn Quốc, với vốn đăng ký 9,65 tỷ USD, chiếm 20,92% tổng số dự án đầu tư vào Thành phố.
Dấu ấn đầu tư của Hàn Quốc tại Hải Phòng là tổ hợp các dự án của Tập đoàn LG, với 3 dự án đầu tư thuộc 20 dự án Hàn Quốc lớn nhất tại Việt Nam: LG Display, LG Electronics, LG Innotek, với tổng vốn đăng ký 7,24 tỷ USD, đầu tư vào KCN Tràng Duệ. Tổ hợp này đã mang lại gần 25.000 việc làm cho người lao động, doanh thu trong năm 2021 ước đạt 14,5 tỷ USD, nộp ngân sách hơn 95 triệu USD.
Tại Hội nghị kết nối đầu tư, kinh doanh giữa các doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc diễn ra ngày 16/8, ông Nguyễn Hoàng Long, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng cho biết, mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 - 2025 của Thành phố là 11 tỷ USD. Vì thế, thời gian tới, Thành phố ưu tiên thu hút các nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm đầu tư vào các lĩnh vực, ngành kinh tế mũi nhọn, các dự án có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường, quản trị hiện đại, tiết kiệm năng lượng, sử dụng hiệu quả tài nguyên, có đóng góp ngân sách lớn, liên kết với các doanh nghiệp trong nước theo chuỗi giá trị, góp phần đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ của Thành phố, tăng tỷ lệ nội địa hóa...
Cùng với đó, các doanh nghiệp Hàn Quốc có thể tăng năng lực cạnh tranh của mình thông qua việc chủ động nguồn nguyên vật liệu trong nước, giảm chi phí sản phẩm, tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm. Đồng thời, vừa tăng tính lan tỏa và tăng tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, vừa tăng năng lực sản xuất và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp trong nước.
Có thể nói, Hải Phòng đang nhận được sự quan tâm rất lớn doanh nghiệp Hàn Quốc. Điều này được thể hiện rất rõ tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp phụ trợ của Tập đoàn LG (Hàn Quốc) ngày 10/8. Khi bàn về môi trường đầu tư kinh doanh tại Hải Phòng, các nhà đầu tư Hàn Quốc đã bày tỏ sự quan tâm đến chính sách phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, trao đổi một số nội dung liên quan đến kết nối giao thương giữa Hải Phòng với một số quốc gia trên thế giới, đồng thời bày tỏ mong muốn đầu tư và tiếp tục đầu tư tại địa phương này.
Ông Nam Han Yong, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH LG Display Hàn Quốc đánh giá: “Hiện nay, so với các tỉnh, thành phố tại Việt Nam thì Hải Phòng là một trong những địa phương đang hỗ trợ rất tích cực và nguồn nhân lực được đào tạo dồi dào. Vì vậy, các doanh nghiệp phụ trợ của Tập đoàn LG đang có kế hoạch tiến sang Việt Nam. Tuy nhiên, doanh nghiệp phụ trợ của chúng tôi cũng có mặt tại Trung Quốc cũng rất nhiều. Do đó, nếu có một kênh để có thể liên kết giữa Việt Nam và Trung Quốc thì sẽ rất thuận lợi cho việc vận chuyển, giao thương”.
Còn ông Lê Trung Kiên, Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng khẳng định, Hải Phòng có lợi thế nổi trội về giao thông với đủ 5 loại hình giao thông và có cảng nước sâu lớn nhất miền Bắc; có đường bay thẳng tới Sân bay Quốc tế Incheon (Hàn Quốc). Thành phố hiện có 14 KCN đang hoạt động. Giai đoạn từ nay đến năm 2025 sẽ tập trung phát triển và mở rộng thêm 15 KCN với tổng diện tích 6.148 ha. Theo kế hoạch dự kiến, quý IV/2022, KCN Tràng Duệ 3 sẽ chính thức được đưa vào khai thác. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Hàn Quốc đến tìm hiểu, đầu tư tại Hải Phòng.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các nhà đầu tư Hàn Quốc đã và đang đầu tư tại Hải Phòng cũng như thu hút các nhà đầu tư mới, thời gian tới, Hải Phòng sẽ tiếp tục tập trung phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các công trình hạ tầng giao thông mang tính liên kết vùng, phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý, thế mạnh và tiềm năng trong lĩnh vực logistics của Thành phố. Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện phát triển các KCN mới; ủng hộ và phát triển kinh tế tuần hoàn, ưu tiên sử dụng năng lượng tái tạo theo xu hướng hiện đại và bền vững như năng lượng mặt trời, điện gió...
Với Sở Kế hoạch và Đầu tư, những dự án đăng ký đầu tư vào các cụm công nghiệp thuộc thẩm quyền cấp phép, Sở cam kết cắt giảm 50% thời gian giải quyết thủ tục đầu tư cho nhà đầu tư.

-
Đề xuất kéo dài cơ chế đặc thù về vật liệu với 4 dự án cao tốc -
EVNNPT lập Ban chỉ đạo xây dựng Dự án đường dây 220 kV Nậm Sum - Nông Cống -
EVN sẽ giao ban công trường hằng tháng tại Dự án Thuỷ điện Hoà Bình mở rộng -
Thử tải “bệ đỡ“ cho thị trường M&A -
M&A bất động sản công nghiệp: Kích hoạt nhiều thương vụ lớn -
Quảng Trị đã bàn giao gần 23 km mặt bằng sạch cho dự án cao tốc -
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tăng 14,8% sau 11 tháng năm 2023
-
Acecook Việt Nam đi đầu trong ngành hàng về cải tiến sản phẩm giảm nhựa
-
Dai-ichi Life Việt Nam được trao Chứng nhận về đóng góp bảo vệ môi trường và thúc đẩy tăng trưởng xanh bền vững
-
BUV công bố các Chương trình đào tạo mới từ Anh Quốc và Quỹ học bổng 2024 trị giá 87 tỷ đồng
-
Noventiq ra mắt công cụ AI thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh cho doanh nghiệp
-
Bà Rịa-Vũng Tàu: Lợi thế phát triển công nghiệp khi sở hữu cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam
-
Tiếp cận chất lượng và lâm sàng xuất sắc để chăm sóc tốt sức khỏe người dân