-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản
Hai thị trường đầu tư lớn đang lỗ
Viettel Global (mã VGI) mới chính thức giao dịch trên UPCoM với số lượng chứng khoán niêm yết là 2.243,8 triệu cổ phiếu, tổng giá trị theo mệnh giá là 22.438 tỷ đồng. Với giá chào sàn 15.000 đồng/cổ phiếu, Công ty được định giá khi chào sàn gần 1,5 tỷ USD. Ngay trong phiên mở bán đầu tiên (ngày 25/9), cổ phiếu VGI tăng kịch trần, lên mức 21.000 đồng/cổ phần.
thị trường nước ngoài của viettel global |
Viettel Global đang điều hành, kinh doanh tại 10 thị trường quốc tế, nhưng chỉ có 9 thị trường được tính vào kết quả kinh doanh hợp nhất, gồm: Campuchia, Lào, Haiti, Myanmar, Burundi, Mozambique, Tanzania, Cameroon và Đông Timor.
Riêng Peru hiện là thị trường có doanh thu và lợi nhuận lớn nhất của Viettel Global, nhưng chưa được tính vào kết quả kinh doanh hợp nhất, bởi theo quy định của Peru, việc đầu tư tại quốc gia này phải do Tập đoàn Viettel đứng tên.
Trong 10 dự án nêu trên, tổng vốn đầu tư vào dự án Mytel ở Myanmar là 1,75 tỷ USD, tiếp đến là Tanzania với 783 triệu USD. Dự án Mytel ở Myanmar mới đưa vào hoạt động từ tháng 6/2018, còn Halotel ở Tanzania đã được đưa vào kinh doanh từ tháng 10/2015.
Cập nhật đến cuối tháng 6/2018, 2 thị trường có tổng vốn đầu tư lớn nhất của Viettel cũng chính là 2 thị trường đang “lỗ theo kế hoạch” của Viettel Global. 7/9 thị trường còn lại đã kinh doanh có lãi, gồm: Campuchia, Lào, Haiti, Burundi, Đông Timor, Mozambique và Cameroon. Trong đó, 3 thị trường của Viettel đã hoàn vốn đầu tư là Lào, Campuchia, Đông Timor.
Bức tranh tài chính của Viettel Global
Tổng doanh thu hợp nhất năm 2017 của Viettel Global tăng trưởng mạnh, đạt 19.023 tỷ đồng - tăng 24%. Lợi nhuận trước thuế đạt 27 tỷ đồng. Sau khi hợp nhất với lợi nhuận của các công ty con, Viettel Global ghi nhận mức lỗ hơn 481 tỷ đồng, giảm 612% so với năm 2016 (lỗ 3.427 tỷ đồng). Theo Viettel Global, việc 7/9 thị trường đã kinh doanh có lãi, nhưng lợi nhuận hợp nhất lỗ là do các thị trường đầu tư sau là Myanmar và Tanzania có quy mô lớn hơn các thị trường đầu tư trước đó nhiều, nên lợi nhuận từ các thị trường trước chưa đủ để bù đắp các khoản đầu tư ban đầu rất lớn của 2 thị trường đầu tư sau.
“Với các thị trường Viettel đầu tư, chúng tôi xác định khoảng thời gian bắt đầu có lãi là 3 năm sau khi khai trương. Những thị trường sau khi khai trương đi vào kinh doanh ít hơn 3 năm mà chưa có lãi là nằm trong dự tính của chúng tôi. Trên thực tế, với các doanh nghiệp đi đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực viễn thông, thời gian để đạt được điểm hòa vốn kể từ khi chính thức khai trương tối thiểu là 4 - 5 năm với các thị trường có mức độ cạnh tranh cao”, ông Lê Đăng Dũng, Phụ trách chức vụ Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết.
Một nguyên nhân chủ quan khác của các khoản lỗ là do chi phí chênh lệch tỷ giá (năm 2016 là 3.011 tỷ đồng, chiếm 83% chi phí tài chính; năm 2017 là 2.733 tỷ đồng, chiếm 78,5% chi phí tài chính).
“Do vốn đầu tư của Viettel chuyển ra nước ngoài là ngoại tệ (USD, EUR), trong khi doanh thu tại các nước bản địa là đồng nội tệ, nên kết quả kinh doanh của Viettel Global bị ảnh hưởng bởi cả rủi ro tỷ giá khi quy đổi doanh thu sang USD và rủi ro đánh giá lại tỷ giá các khoản công nợ ngoại tệ cuối kỳ”, báo cáo của Viettel chỉ rõ.
Viettel tăng vốn, đầu tư thêm cho thị trường mới
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên tổ chức vào giữa tháng 6/2018, cổ đông của Viettel Global đã bỏ phiếu thông qua việc tăng vốn điều lệ lên 30.430 tỷ đồng bằng phương án phát hành riêng lẻ 800 triệu cổ phần phổ thông với giá 10.000 đồng/cổ phần (tổng trị giá 8.000 tỷ đồng) cho công ty mẹ là Tập đoàn Viettel.
Về mục đích tăng vốn, Viettel Global cho biết, toàn bộ số vốn này sẽ được sử dụng để tăng quy mô vốn hoạt động, phù hợp với nhu cầu đầu tư cho các dự án của Viettel Global đến năm 2020.
Trước đó, giữa năm 2017, trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Lê Đăng Dũng tiết lộ, Viettel đang lên kế hoạch đầu tư vào Nigeria và Indonesia - hai thị trường có tổng dân số khoảng 450 triệu người, gấp 2 lần tổng dân số tại 10 thị trường mà Viettel đang đầu tư.
“Trong giai đoạn 2018 - 2020, Công ty đề ra mục tiêu phát triển mới ở 1 - 2 thị trường, với mục tiêu lấy 1 giấy phép/năm. Trong đó, Công ty tập trung vào thị trường châu Á, do sự tương đồng về văn hóa, thuận lợi cho công tác quản lý”, bản cáo bạch của Viettel Global nêu rõ.
Còn ông Đỗ Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Viettel Global cho biết, năm 2018, Viettel Global đặt mục tiêu có lãi trở lại và tới năm 2020 sẽ mở rộng thị trường đầu tư đạt quy mô dân số 400 - 500 triệu dân và đứng trong Top 10 công ty viễn thông toàn cầu.
-
Nguyễn Chí Thành 07:35 | 03-10-2018Cám ơn Báo Đầu tư đã nêu rõ thực trạng của Viettel Global... Các báo khác đều đăng tin về kết quả rực rỡ của Viettel ở nước ngoài nhưng không hề đăng sự thật như vậy.2 thích
-
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 20/11/2024 -
MobiFone vào danh sách nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"