-
Cả gia đình nhập viện cấp cứu vì nhiễm khuẩn sau mưa lũ -
Tin mới y tế ngày 3/10: Kết nối, chia sẻ dữ liệu khám sức khỏe của người lái xe -
Hà Nội siết chặt công tác bảo đảm an toàn thực phẩm quanh cổng trường học -
Giảm đau đớn cho bệnh nhân mắc thoái hoá khớp gối -
Hợp tác nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân ung thư -
Thu hồi và tiêu hủy sản phẩm RAILEZA không đảm bảo chất lượng
Ngày An toàn người bệnh Thế giới là một trong những ngày sức khỏe cộng đồng toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được bắt đầu vào năm 2019 và được tổ chức hàng năm vào ngày 17/9.
Mục tiêu của Ngày An toàn người bệnh Thế giới là nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng, tăng cường hiểu biết, hướng tới sự đoàn kết và hành động toàn cầu của các quốc gia thành viên nhằm thúc đẩy an toàn người bệnh. |
Ngày An toàn người bệnh Thế giới là nền tảng nhằm thúc đẩy sức khỏe và an toàn người bệnh toàn cầu. Ngày này được xây dựng trên nguyên tắc cơ bản của y học: “First do no harm - Đầu tiên là không gây hại”.
Mục tiêu của Ngày An toàn người bệnh Thế giới là nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng, tăng cường hiểu biết, hướng tới sự đoàn kết và hành động toàn cầu của các quốc gia thành viên nhằm thúc đẩy an toàn người bệnh.
Mỗi năm, một chủ đề mới được chọn cho Ngày An toàn người bệnh Thế giới để nêu bật một lĩnh vực an toàn người bệnh cần ưu tiên hành động khẩn cấp và đồng bộ.
Chủ đề Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 là “Improving diagnosis for patient safety - Nâng cao năng lực chẩn đoán vì sự an toàn của người bệnh” với khẩu hiệu “Get it right, make it safe! – Chẩn đoán chính xác, điều trị an toàn!”, nhấn mạnh tầm quan trọng của chẩn đoán chính xác và kịp thời trong việc đảm bảo an toàn cho người bệnh và cải thiện kết quả điều trị.
Chẩn đoán chính xác vấn đề sức khỏe là chìa khóa mà người bệnh cần để tiếp cận dịch vụ chăm sóc và điều trị. Lỗi chẩn đoán là không đưa ra được lời giải thích chính xác và kịp thời về vấn đề sức khỏe của người bệnh, có thể bao gồm chẩn đoán trễ, chẩn đoán không chính xác, bỏ sót chẩn đoán, hoặc thất bại khi giải thích chẩn đoán với người bệnh.
An toàn trong chẩn đoán có thể được cải thiện đáng kể bằng cách giải quyết các vấn đề dựa trên hệ thống và các yếu tố nhận thức có thể dẫn đến sai sót chẩn đoán.
Các yếu tố hệ thống là các lỗ hổng của tổ chức dẫn đến sai sót trong chẩn đoán, bao gồm lỗi giao tiếp giữa các nhân viên y tế hoặc giữa nhân viên y tế với người bệnh; khối lượng công việc lớn và làm việc nhóm không hiệu quả. Các yếu tố nhận thức liên quan đến đào tạo và kinh nghiệm của bác sĩ lâm sàng cũng như khuynh hướng thiên vị, mệt mỏi và căng thẳng.
Mục tiêu của Ngày An toàn người bệnh Thế giới 2024 là nâng cao nhận thức toàn cầu về các sai sót trong chẩn đoán góp phần gây hại cho người bệnh và nhấn mạnh vai trò quan trọng của chẩn đoán đúng, kịp thời và an toàn góp phần vào việc cải thiện an toàn người bệnh.
Đề cao tính an toàn của chẩn đoán trong chính sách an toàn người bệnh và thực hành lâm sàng ở mọi cấp độ chăm sóc sức khỏe, phù hợp Kế hoạch hành động an toàn người bệnh toàn cầu giai đoạn 2021–2030.
Thúc đẩy sự hợp tác giữa các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý y tế, nhân viên y tế, người bệnh và các bên liên quan khác trong việc thúc đẩy chẩn đoán đúng, kịp thời và an toàn.
Trao quyền cho người bệnh và gia đình tích cực tham gia với các nhân viên y tế và các nhà quản lý y tế nhằm cải thiện các quy trình chẩn đoán.
Các thông điệp chính của chiến dịch là chẩn đoán chính xác và kịp thời là bước đầu tiên để can thiệp phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Các lỗi chẩn đoán chiếm 16% các tổn hại có thể phòng ngừa và phổ biến trong tất cả các cơ sở chăm sóc sức khỏe. Các lỗi chẩn đoán có thể bao gồm chẩn đoán bị bỏ sót, chẩn đoán sai, chẩn đoán bị trì hoãn hoặc chẩn đoán bị truyền đạt sai.
Chúng có thể làm xấu đi kết quả điều trị của người bệnh và đôi khi dẫn đến bệnh tật kéo dài hoặc nghiêm trọng, thậm chí là tử vong, cùng với chi phí chăm sóc sức khỏe tăng cao.
Hiểu rõ quy trình chẩn đoán là chìa khóa để giảm thiểu sai sót.
Quá trình chẩn đoán bao gồm nhiều bước lặp đi lặp lại, cụ thể: sự trình bày bệnh sử của người bệnh; thu thập tiền sử và khám lâm sàng; xét nghiệm chẩn đoán, hội chẩn và thông báo kết quả; hợp tác và phối hợp các chuyên khoa; chẩn đoán cuối cùng và lên kế hoạch điều trị; theo dõi và đánh giá lại. Lỗi có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào.
Có nhiều giải pháp để giải quyết lỗi chẩn đoán.
Các nhà hoạch định chính sách và nhà quản lý y tế nên thúc đẩy môi trường làm việc tích cực và cung cấp các công cụ chẩn đoán chất lượng; nhân viên y tế nên được khuyến khích liên tục phát triển kỹ năng của mình và giải quyết thiên kiến vô thức trong phán đoán; và người bệnh nên được hỗ trợ để tích cực tham gia trong suốt quá trình chẩn đoán của họ.
Chẩn đoán là một nỗ lực của cả nhóm.
Chẩn đoán chính xác và kịp thời đòi hỏi sự hợp tác giữa người bệnh, gia đình, người chăm sóc, nhân viên y tế, nhà quản lý y tế và nhà hoạch định chính sách. Tất cả các bên liên quan phải tham gia vào việc định hình quá trình chẩn đoán và được trao quyền để bày tỏ bất kỳ mối quan ngại nào.
Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, ước đến hết tháng 6/2024, cả nước ghi nhận trên 89,5 triệu lượt người khám chữa bệnh bảo hiểm y tế nội trú và ngoại trú, tăng 7,91% so với cùng kỳ năm 2023...
Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến hết năm 2023, cả nước có khoảng 93,6 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, với tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt gần 93,35% dân số, tiệm cận với mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân.
Cùng với đó, thực hiện tốt công tác tác giải quyết, chi trả chế độ bảo hiểm y tế. Việc tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế của người dân ngày càng được mở rộng.
Ước đến hết tháng 6/2024, cả nước có khoảng 89,552 triệu lượt người khám chữa bệnh bảo hiểm y tế nội trú và ngoại trú, tăng 6,563 triệu lượt người (tương đương tăng 7,91%) so với cùng kỳ năm 2023. Số tiền giám định, thanh toán hơn 66,92 nghìn tỷ đồng.
Việc gia tăng số người tham gia bảo hiểm y tế, cũng như gia tăng số lượt khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trên toàn quốc, cho thấy chính sách bảo hiểm y tế đang đi đúng định hướng.
Đồng thời, trở thành một nguồn tài chính đáng kể, góp phần cùng ngân sách Nhà nước trong công tác bảo vệ, chăm sóc hiệu quả sức khỏe Nhân dân.
Tuy nhiên, điều đó cũng gia tăng áp lực với cơ quan quản lý Quỹ Bảo hiểm y tế trong việc đảm bảo an toàn quỹ, vì mục tiêu bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tham gia bảo hiểm y tế.
-
Hà Nội siết chặt công tác bảo đảm an toàn thực phẩm quanh cổng trường học -
Giảm đau đớn cho bệnh nhân mắc thoái hoá khớp gối -
Hợp tác nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân ung thư -
Kết nối tiềm năng phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo trong y tế -
Tin mới y tế ngày 2/10: Trẻ suy dinh dưỡng nặng do mắc tim bẩm sinh -
Thu hồi và tiêu hủy sản phẩm RAILEZA không đảm bảo chất lượng -
Thông tin mới nhất về vụ nhiều học sinh nhập viện sau khi uống nước ngọt ở cổng trường
- ROX Group là “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” 4 năm liên tiếp
- Nuôi heo Japfa là muốn nuôi tiếp
- Cộng đồng góp 1, Vinamilk góp thêm 1 nhân đôi hỗ trợ học sinh các tỉnh thiên tai
- Công trình xanh cao tầng với chiến lược phát triển nhà ở đảm bảo chất lượng không gian sống và lợi ích môi trường
- BASF Việt Nam: 30 năm hợp tác phát triển bền vững bằng giải pháp tiên tiến
- CXP Best Customer Experience Awards 2024: Sẵn sàng khởi động tại Việt Nam