
-
Tin mới về y tế ngày 5/6: Khẩn trương khắc phục tình trạng thiếu máu phục vụ cấp cứu; Xử nghiêm trục lợi bảo hiểm y tế
-
Chỉ đạo của Bộ Y tế về bệnh Than trên người
-
Cảnh báo nguy cơ gia tăng bệnh lý tim mạch những ngày nắng nóng
-
Mắc ung thư gan do không điều trị viêm gan B
-
Bộ Y tế chấn chỉnh tình trạng mang thai hộ vì mục đích thương mại -
Cần biện pháp mạnh mẽ giảm tác hại của thuốc lá
![]() |
Vô tình rước họa
Trong mùa dịch, do lo ngại giãn cách xã hội kéo dài, người dân thường có tâm lý tích trữ nhiều thực phẩm. Thực phẩm tích trữ lâu ngày có nguy cơ nấm mốc, thối hỏng do nhiễm vi sinh vật gây hại. Tuy nhiên, do tâm lý tiếc của, nhiều người cố gắng loại bỏ nấm mốc khỏi thực phẩm bằng cách rửa sạch, cắt bỏ chỗ mốc hoặc đem phơi nắng để tái sử dụng.
Chuyên gia cảnh báo, thực phẩm nhiễm nấm mốc có thể sinh ra độc tố, tuy khác nhau nhưng ít nhiều đều nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Bác sĩ của Bệnh viện K chia sẻ, vừa qua, cơ sở tiếp nhận một phụ nữ tới khám trong tình trạng sức khỏe kém, người gầy gò, xanh xao. Sau khi thăm khám và tiến hành xét nghiệm, bác sĩ cho biết, bà bị ung thư gan. Giật mình trước kết quả này, bà nói, mình không hề uống rượu, hút thuốc, gia đình không có tiền sử bị mắc bệnh gan.

Kết quả từ một nghiên cứu gần đây của nhóm nghiên cứu Trường đại học Y Hà Nội về các yếu tố nguy cơ gây ung thư gan nguyên phát đưa ra thông tin, tỷ lệ aflatoxin B1 trong tổ chức gan của 83,3% bệnh nhân ung thư gan nguyên phát được điều trị tại Bệnh viện Hữu Nghị có liên quan chặt chẽ với aflatoxin B1 qua đường ăn uống.
Chỉ đến khi đề cập thói quen ăn uống hàng ngày, bệnh nhân mới kể, vì tiếc của, nên khi thấy gạo bị mốc, bà vẫn đem vo sạch với nước, phơi khô rồi đem nấu cơm. Đối với các thực phẩm khác như lạc, đậu tương, khi thấy bị mốc, bà cũng áp dụng cách làm tương tự vì nghĩ rửa hết phần mốc đi là có thể dùng được. Các bác sĩ cho rằng, đây có thể là nguyên nhân gây bệnh cho bệnh nhân.
Bác sĩ Lê Thị Hải, nguyên chuyên gia của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, gạo, lạc, ngô rất dễ bị sâu mọt, vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập nếu không được xử lý và bảo quản đúng cách. Đặc biệt, nếu chúng ta ăn phải lạc mốc có thể bị ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe. Thủ phạm làm lạc mốc là một loài nấm mốc rất nguy hiểm có tên là aspergillus flavus. Nấm này tiết ra độc tố aflatoxin gây nhiễm độc gan.
Theo các chuyên gia Bệnh viện K, tỷ lệ bệnh nhân ung thư gan tăng nhanh thời gian qua, ngoài nguyên nhân do bệnh lý viêm gan, có một phần nguyên nhân từ thói quen sinh hoạt, ăn uống. Khí hậu đặc trưng của Việt Nam rất dễ sinh ra nấm mốc. Những người có bệnh viêm gan mà ăn thức ăn nhiễm nấm hay kết hợp rượu bia thì bệnh càng phát triển nhanh, dẫn tới tổn thương nặng cho gan.
Đừng tiếc của để hối hận
Chuyên gia khuyến cáo, khi hình dạng, màu sắc, mùi vị của thực phẩm bị biến dạng, hoặc nghi ngờ thực phẩm bị nấm mốc, thì không nên vì tiếc mà sử dụng. Đối với các loại thực phẩm tươi sống, sau khi mua về, người dùng cần bao gói cẩn thận và bảo quản trong tủ lạnh. Người dân cũng lưu ý, không nên tích trữ quá nhiều đồ ăn, rau, củ, quả trong tủ lạnh dẫn đến việc lưu thông khí lạnh kém, thực phẩm dễ hỏng, nhiễm vi sinh vật gây hại.
Theo TS. Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, thực phẩm tươi sống hay thực phẩm đã được chế biến để lâu ngày trong tủ lạnh đều có nguy cơ mất chất, biến chất, nhiễm khuẩn, hoặc trong bản thân thực phẩm có chứa chất độc, nên có nhiều nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm. “Nhiều người có thói quen tích trữ đồ ăn chật cứng trong tủ lạnh khiến khí lạnh không thể lưu thông, tủ lạnh sẽ bị nóng lên và các vi khuẩn không thể nhìn thấy bằng mắt thường bắt đầu phát triển nhanh hơn”, TS. Sơn lưu ý.
Để tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm hoặc nguy cơ mắc bệnh do bảo quản thực phẩm không đúng cách, bác sĩ Nguyễn Văn Tiến (Trung tâm Giáo dục truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia) khuyến cáo, người tiêu dùng cần tuân thủ nguyên tắc “ăn chín, uống sôi”. Nếu phát hiện sản phẩm lên mốc xanh, vàng nâu hoặc đen, thì phải loại bỏ ngay.
Bên cạnh đó, các đồ dùng để nấu nướng và ăn uống phải bảo đảm vệ sinh, không dùng khăn ẩm mốc để lau bát đũa. Cần nấu chín kỹ thức ăn và ăn ngay sau khi nấu; thức ăn nấu chín nếu để quá 2 giờ và nhất là để qua đêm thì nhất thiết phải được đun chín lại.
Ngoài ra, người dân không để lẫn thực phẩm chín với thực phẩm sống khi bảo quản, không dùng chung thớt để thái đồ chín và đồ sống; không mua và sử dụng các loại lương thực, thực phẩm đã bị mốc; không được đãi, rửa lương thực, thực phẩm đã bị mốc để sử dụng trở lại. Khi sử dụng thực phẩm có biểu hiện của ngộ độc thức ăn hoặc nghi ngờ bị ngộ độc, thì không được tiếp tục ăn thức ăn đó, báo ngay cho cơ quan y tế để điều tra, xác minh và kịp thời tổ chức cấp cứu người ngộ độc.
“Với thực phẩm khô, nguyên tắc “vàng” để không bị ẩm, dẫn đến nấm mốc là phải để ở nơi khô ráo, tránh nơi ẩm thấp và ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Các loại hạt, ngũ cốc có thể sử dụng vài tháng, thậm chí cả năm nếu biết cách bảo quản hợp lý. Nên phơi khô và đựng các loại ngũ cốc này trong lọ thủy tinh, hộp kín hoặc buộc nylon kín, treo ở những nơi khô ráo, thoáng mát”, chuyên gia Lê Thị Hải tư vấn.
Về phía cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, các chuyên gia khuyến nghị, tuyệt đối không được dùng nguyên liệu bị mốc để chế biến các loại bánh kẹo, nước uống… mang đến nguy cơ gây hại cho sức khỏe của người tiêu dùng.

-
Có thay đổi nào sau khi Covid-19 không còn là dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A?
-
Tin mới về y tế ngày 5/6: Khẩn trương khắc phục tình trạng thiếu máu phục vụ cấp cứu; Xử nghiêm trục lợi bảo hiểm y tế
-
Hiểm họa ngộ độc thực phẩm trong mùa hè
-
Tin mới về y tế ngày 4/6: Giám sát, xử lý triệt để ổ dịch tay chân miệng; Phẫu thuật thành công ung thư phổi bằng hệ thống robot
-
Bàng hoàng vì phát hiện ung thư phổi giai đoạn cuối sau 20 năm hút thuốc lá -
Covid-19 không còn là bệnh truyền nhiễm nhóm A -
Sẽ hình thành 3-6 trung tâm dự trữ thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung -
Tin mới về y tế ngày 3/6: Kiểm soát bệnh Whitmore; Tăng cường thanh, kiểm tra công tác khám chữa bệnh -
Nguy cơ sức khoẻ khi mở điều hoà ô tô để ngủ -
Chỉ đạo của Bộ Y tế về bệnh Than trên người -
Cảnh báo nguy cơ gia tăng bệnh lý tim mạch những ngày nắng nóng
-
Samsung Việt Nam tăng cường nguồn nhân lực cho những bước tiến mới tại Việt Nam
-
Hướng đi nào cho các doanh nghiệp Việt Nam trong biến động kinh tế?
-
Lộ diện chủ nhân mới của chiếc Vertu Signature chính hãng đắt nhất Việt Nam
-
M Village của Nguyễn Hải Ninh ra mắt dòng khách sạn lifestyle ngay tại trung tâm TP.HCM
-
Công bố Top 10 Ngân hàng Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả
-
Generali khẳng định vị thế tài chính vững mạnh