
-
Tháo gỡ nút thắt thể chế, giải phóng tiềm năng đất và tài nguyên
-
Trồng lúa phát thải thấp mở đường cho nông nghiệp xanh và thị trường carbon
-
Cao Bằng đã giải ngân 33% kế hoạch vốn Chương trình giảm nghèo
-
TP.HCM đẩy mạnh xử lý rác thải bằng công nghệ tiên tiến
-
Ứng phó với cơn bão số 3 (WIPHA): EVNGENCO1 chủ động sẵn sàng từ sớm -
Kết nối bảo tồn với phát triển hệ sinh thái biển là chìa khóa cho tương lai xanh
![]() |
Ông Đào Xuân Lai, Trưởng phòng Biến đổi khí hậu và Môi trường, Trợ lý Trưởng đại diện thường trú UNDP phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh: Chí Cường. |
Hội thảo là một trong những hoạt động quan trọng thuộc Dự án “Áp dụng Hóa học xanh tại Việt Nam nhằm hỗ trợ tăng trưởng xanh và giảm thiểu việc sử dụng và giảm phát thải các hóa chất hữu cơ khó phân hủy và hóa chất nguy hại” do Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ.
Mục tiêu chính của Dự án là nhằm kiến tạo môi trường thuận lợi cho việc giới thiệu hóa học xanh và những ứng dụng hóa học xanh cho các ngành sản xuất tại Việt Nam nhằm giảm thiểu việc sử dụng, phát thải các hóa chất thuộc danh mục kiểm soát của Công ước Stockholm và Công ước Minamata.
![]() |
Toàn cảnh hội nghị |
Dự án đang hỗ trợ Công ty cổ phần Sơn Nishu xây dựng lại hoàn toàn hệ thống sản xuất sơn theo cách tiếp cận hóa học xanh. Đây là mô hình thí điểm và được kỳ vọng sẽ từng bước nhân rộng.
"Ngành công nghiệp hoá chất đã có các bước phát triển vượt bậc và đạt được nhiều thành tựu to lớn, đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, ngành hóa chất cũng đã và đang đối mặt với những thách thức lớn về môi trường và yêu cầu cần có hướng đi mới trong phát triển, sản xuất, tiêu dùng, có trách nhiệm với người lao động, với người tiêu dùng, với xã hội, môi trường và trái đất hơn, để đảm bảo phát triển bền vững", ông Đào Xuân Lai, Trưởng phòng Biến đổi khí hậu và Môi trường, Trợ lý Trưởng đại diện thường trú UNDP phát biểu tại Hội thảo
Hoá học xanh sẽ là một hướng đổi mới quan trọng để giúp chúng ta không gặp lại những sai lầm của quá khứ như việc phát minh và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, sử dụng hoá chất có chứa dioxin, thải bỏ thủy ngân, sử dụng chất CFC phá hủy tầng ozon…
Trên thực tế, việc áp dụng những nguyên lý thân thiện môi trường của hóa học xanh đã và đang góp phần giúp công nghiệp hoá chất đi theo hướng phát triển bền vững, mang lại những lợi ích tích cực cả về kinh tế, môi trường và xã hội cho nhân loại. Việc áp dụng, ứng dụng hóa học xanh trong sản xuất của các công ty, doanh nghiệp hiện nay cũng cần có sự cam kết và thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
![]() |
Ông Đặng Anh Tú, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Sơn Nishu chia sẻ về quá trình áp dụng hóa học xanh trong quá trình sản xuất tại công ty. Ảnh: Chí Cường |
Chia sẻ về một số hoạt động về hóa học xanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, ông Đặng Anh Tú, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Sơn Nishu cho biết, với phương châm sản xuất “Sơn sạch cho không gian sống xanh” cùng với sự hỗ trợ của Dự án Áp dụng Hóa học xanh tại Việt Nam nhằm hỗ trợ tăng trưởng xanh và giảm thiểu việc sử dụng và giảm phát thải các hóa chất hữu cơ khó phân hủy và hóa chất nguy hại, Công ty cổ phần Sơn Nishu đang áp dụng vật tư, công nghệ hóa học xanh để sản xuất những sản phẩm sơn xanh – sạch hướng tới người tiêu dùng và bảo vệ sự bền vững của môi trường xanh.


Hàm lượng chì các sản phẩm sơn Nishu thấp hơn yêu cầu quy chuẩn của lộ trình 5 năm (hàm lượng chì trong sơn ≤ 90ppm).
Để có những sản phẩm xanh và thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, công ty đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm đảm bảo vệ sinh – an toàn – môi trường như: Giảm hàm lượng hợp chất hữu cơ dễ bay hơi trong sản phẩm sơn Nishu; Thực hiện sản xuất sạch hơn để giảm nguồn thải rắn và lỏng ra môi trường; Thu gom và xử lý các chất thải nguy hại theo đúng quy định của nhà nước; Tăng dần các sản phẩm gốc nước thay thế các sản phẩm dung môi hữu cơ; Giảm hàm lượng chì dưới mức 90 PPM trong sản phẩm của Nishu; Từng bước đưa hóa học xanh vào chiến lược phát triển của công ty để xây dựng thương hiệu xanh trên thị trường…
Bà Sojin Jung, Chuyên gia hợp tác tư nhân về biến đổi khí hậu, UNDP Việt Nam. Ảnh: Chí Cường. |
Đối với chỉ số khí hậu doanh nghiệp và kinh doanh có trách nhiệm hướng đến phát triển bền vững, bà Sojin Jung, Chuyên gia hợp tác tư nhân về biến đổi khí hậu, UNDP Việt Nam chia sẻ: Chỉ số khí hậu doanh nghiệp (CBI) là một hệ thống đăng ký tự nguyện cho các công ty tư nhân để đánh giá và ghi nhận đóng góp của họ để giảm phát thải khí nhà kính và giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu. CBI cũng có thể dùng để giải quyết nhu cầu nâng cao năng lực để hỗ trợ chuyển đổi hướng tới kinh doanh xanh và bền vững.


Tại buổi hội thảo, các đại biểu đã thảo luận và đóng góp ý kiến về các nhu cầu liên quan đến đào tạo về nâng cao nhận thức và áp dụng hóa học xanh tại các doanh nghiệp sơn - mực in. Đồng thời, trình bày một số thực trạng về hệ thống xử lý nước thải tại các doanh nghiệp sơn quy mô vừa và nhỏ.
Hóa học xanh được định nghĩa là “Sự thiết kế các sản phẩm hóa học và quá trình sản xuất nhằm giảm thiểu hoặc loại bỏ việc sử dụng và tạo ra các chất độc hại’’.
Dựa trên định nghĩa bởi EC, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là một khái niệm mà theo đó các công ty tự nguyện đóng góp cho một xã hội tốt hơn và một môi trường sạch hơn. Theo cách hiểu này, các công ty cần tích hợp các mối quan tâm về xã hội, môi trường, quyền con người, đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh doanh và trong tương tác với các bên liên quan của họ trên cơ sở tự nguyện.
Cách tiếp cận hóa học xanh đã được chuẩn hóa theo 12 nguyên tắc chung: Ngăn chặn chất thải; Tối đa hóa kinh tế nguyên tử; Phương pháp tổng hợp hóa học ít nguy hại; Thiết kế hóa chất và sản phẩm an toàn hơn; Sử dụng dung môi và điều kiện phản ứng an toàn hơn; Sử dụng năng lượng hiệu quả; Sử dụng nguyên liệu tái sinh; Giảm thiểu các dẫn xuất; Sử dụng xúc tác ở mức cao hơn so với đương lượng các chất phản ứng; Hóa chất và sản phẩm có thể phân hủy sau khi sử dụng; Phân tích thời gian hữu ích để ngăn ngừa ô nhiễm; Giảm thiểu các sự cố.

-
Kết nối bảo tồn với phát triển hệ sinh thái biển là chìa khóa cho tương lai xanh -
Lộ trình giảm phát thải nhựa vì tương lai xanh, sạch của Hà Nội -
Hoàn thiện thể chế, tháo gỡ điểm nghẽn cho ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật -
Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng -
Sống xanh đang trở thành lựa chọn tự nhiên của người trẻ Hà Nội -
Chuyển đổi phương tiện xanh: Hạ tầng là mắt xích quyết định thành công -
Khi phát triển bền vững bắt đầu từ con người và cộng đồng
-
1 Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời kỳ mới: Từ lợi thế chi phí đến niềm tin thể chế
-
2 Cách nhìn mới trong tư duy cải cách thị trường vàng
-
3 Dự án điện khí LNG Cà Ná hơn 57.000 tỷ đồng: Chỉ 1 nhà thầu nộp hồ sơ
-
4 Bộ Tài chính thống nhất điều chỉnh diện tích, công suất khai thác sân bay Gia Bình
-
Tăng trưởng đồng bộ cả về lượng và chất, tổng tài sản VPBank vượt mốc 1,1 triệu tỷ đồng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Đất nền Bắc Ninh sôi động sau sáp nhập - Thời cơ cho nhà đầu tư đón sóng
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân
-
Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Mỹ Tho Central Complex: Tâm điểm đón sóng tăng trưởng của Đồng Tháp mới