Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Hơn 95 ha đất bị lấn chiếm, xây dựng trái phép ở Lâm Đồng
Nhiệt Băng - 01/06/2021 17:43
 
Hơn 95 ha đất tại các tiểu khu 372, 375, thuộc địa danh hành chính xã Lộc Bảo, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng bị lấn chiếm trái phép.

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lộc Bắc vừa có văn bản gửi Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình Mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025 huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) về việc nhiều diện tích rừng bị lấn chiếm.

Công ty này cho rằng, tại Quyết định số 991 (ngày 20/4/2021) của UBND tỉnh Lâm Đồng giao Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lộc Bắc quản lý, diện tích là hơn 152 ha tại một phần các tiểu khu 372, 375, thuộc địa danh hành chính xã Lộc Bảo, trong đó, diện tích rừng tự nhiên hơn 34 ha. Đơn vị đã tổ chức quản lý bảo vệ rừng theo quy định. Diện tích đất mặt nước hơn 22 ha.

Tổng diện tích đất bị lấn chiếm nhiều năm về trước hơn 95,7 ha. Trong đó, diện tích trồng keo và cao su hơn 49 ha (trong đó có một diện tích trồng cây keo, người dân tự ký khai thác và hiện tại đã trồng cây công nghiệp và cây ăn trái khác như bơ, sầu riêng, mít, cà phê…); diện tích trồng các loại cây (bơ, mít, sầu riêng, cà phê…) hơn 44 ha; nhà chòi 13 cái (nhà xây, nhà gỗ, nhà tôn…).

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lộc Bắc đã có ý kiến với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường kiến nghị UBND tỉnh giải quyết dứt điểm các diện tích lấn chiếm trên.

Để đảm bảo công tác quản lý, bảo vệ rừng, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lộc Bắc kiến nghị Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình Mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025 huyện Bảo Lâm chỉ đạo cơ quan chức năng, chính quyền địa phương phối hợp với đơn vị xử lý, giải tỏa các loại cây trồng, vật nuôi, vật kiến trúc trái phép trên đất lâm nghiệp đã bị lấn chiếm để đơn vị tổ chức quản lý theo quy định. 

Ba “ông lớn” ngành nông nghiệp vung vãi đất công - Bài 1: Đất nông, lâm nghiệp bị lấn chiếm tràn lan
Nhiều sai phạm về đất đai tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor) và Tổng công ty Chè Việt Nam...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư