-
Chờ đợi danh mục xanh: Chuẩn bị sẵn để đón đầu -
Xi Măng Fico-YTL nêu đề xuất hướng đến chuyển đổi xanh cho ngành xi măng Việt Nam -
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu -
Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 -
Yên Bái sẵn sàng đón đầu tín chỉ carbon rừng -
VNSteel tiến vào kỷ nguyên xanh
Tại phiên toạ đàm “Đổi mới chính sách cho một châu Á - Thái Bình Dương xanh và cập nhật kỹ thuật số” trong khuôn khổ Diễn đàn ACCA châu Á - Thái Bình Dương, do Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc (ACCA) tổ chức ngày 28/5, câu chuyện về mục tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh công nghệ số đã được các nhà lãnh đạo, chuyên gia hàng đầu trong ngành thảo luận, cung cấp các thông tin cập nhật.
Toạ đàm “Đổi mới chính sách cho một châu Á - Thái Bình Dương xanh và cập nhật kỹ thuật số”. Ảnh: Chí Cường |
Mỗi quốc gia phải cân bằng giữa các mục tiêu khác nhau
Bà Julia Tay, lãnh đạo Chính sách Công cộng châu Á - Thái Bình Dương, EY cho biết, tháng 6/2023, Hội đồng Tiêu chuẩn Bền vững Quốc tế (ISSB) cũng đã ban hành bộ tiêu chuẩn đầu tiên - IFRS S1 và IFRS S2 - mở ra một kỷ nguyên mới về công bố thông tin liên quan đến tính bền vững trên thị trường vốn trên toàn thế giới.
Ông Hu Jie, Giáo sư thực hành, Giám đốc Trung tâm Đổi mới FinTech (Nanjing), Giám đốc Trung tâm Đông Nam Á, Viện Tài chính Tiên tiến Thượng Hải chia sẻ, liên quan tới số hoá và xanh hoá nền kinh tế, từ khoá là “sự cân bằng”. Mỗi quốc gia phải cân bằng giữa các mục tiêu khác nhau, một bên là xanh hoá nền kinh tế, một bên là phát triển kinh tế.
“Mỗi quốc gia có những điều kiện, cân nhắc khác nhau và họ phải lựa chọn cách làm, lộ trình khác nhau để đạt được điểm cân bằng. Tuy nhiên, hiện tại chúng ta đều có mong muốn là xác định tiêu chuẩn và áp dụng tiêu chuẩn một cách nhuần nhuyễn, đầy đủ. Đồng thời, các quốc gia đều cố gắng cải thiện hơn nữa các tiêu chuẩn của mình”, ông Hu Jie cho biết.
Ông Hu Jie cho rằng, để cộng đồng các quốc gia chia sẻ tầm nhìn và hài hoà tiêu chuẩn, yếu tố đầu tiên là các quốc gia phải hiểu biết lẫn nhau. Bên cạnh đó, cần minh bạch trong giám sát và quản lý để kiểm tra, đảm bảo tính minh bạch thông tin.
Ông Hu Jie, Giáo sư thực hành, Giám đốc Trung tâm Đổi mới FinTech (Nanjing). Ảnh: Chí Cường |
Cùng quan điểm, bà Julia cho biết, có 2 hướng tiếp cận là từ trên xuống và từ dưới lên. Với câu chuyện bền vững tại châu Á - Thái Bình Dương, hiện tại phải áp dụng từ trên xuống, tức là chính sách được ban hành và doanh nghiệp tuân thủ, bởi phạm vi và mức độ thực hiện còn da dạng, nhiều bên liên quan cùng tham gia vào hệ thống, nên các nhà hoạch định chính sách phải là người đưa ra tiêu chuẩn và bước đi phù hợp với thời kỳ.
Chẳng hạn, tại Singapore, các doanh nghiệp niêm yết có giai đoạn 2 năm để thực hiện yêu cầu báo cáo ESG. Trung Quốc cũng có giai đoạn thử nghiệm quản lý để doanh nghiệp có đủ thời gian và số liệu để thực hiện thu thập dữ liệu báo cáo. Một số quốc gia khác sử dụng các quy định liên quan tới thực hành để bám sát và thúc đẩy tuân thủ.
Còn nhiều trở ngại trong thực hành ESG tại doanh nghiệp
Chia sẻ câu chuyện về việc thực hành phát triển bền vững thông qua ESG cụ thể tại doanh nghiệp, bà Claudia Anselmi, Tổng giám đốc Công ty May và Nhuộm Hưng Yên, đồng thời là Phó chủ tịch EuroCham (Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam) cho biết, doanh nghiệp phải chuyển đổi xanh và số để có thể cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu, khi sản phẩm của Công ty tập trung vào việc xuất khẩu và sức ép cạnh tranh là rất lớn.
Bên cạnh đó, để có vị trí nhất định trong chuỗi cung ứng, các tiêu chuẩn bền vững cũng là yếu tố phải thực tế. “Đây là yêu cầu bắt buộc chúng tôi phải chuyển hướng tới quá trình chuyển đối xanh và chuyển đổi số. Nếu không làm như vậy, chúng tôi có nguy cơ phải ra khỏi thị trường”, bà Claudia Anselmi nói.
Bà Claudia Anselmi, Tổng giám đốc Công ty May và Nhuộm Hưng Yên. Ảnh: Chí Cường |
Tuy nhiên, cũng có những trở ngại khi thực hành ESG và các chiến lược phát triển bền vững. Bà Claudia Anselmi cho biết, trở ngại đầu tiên liên quan tới kiến thức, sự hiểu biết. Đây là vấn đề rất mới, không phải doanh nghiệp nào cũng có nguồn lực và nhân sự có chuyên môn về vấn đề này.
Thứ hai, chi phí đầu tư ban đầu quá cao. Việc thực hành ESG đòi hỏi phải đầu tư vào máy móc, công nghệ, thiết bị năng lượng… Tất cả đều là các hệ thống phức tạp, đòi hỏi nhiều vốn, phải tính toán tỷ lệ hoàn vốn đầu tư, mất nhiều thời gian trước khi đi vào vận hành…
Thứ ba là tiếp cận nguồn vốn tài chính xanh. Tại Việt Nam, dòng vốn tín dụng xanh chỉ mới chiếm khoảng 4 - 5% vốn tín dụng toàn thị trường, là con số rất thấp. Đây là thách thức với doanh nghiệp, bởi vốn chính là yếu tố tiên quyết với các quyết định đầu tư - kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp.
Trước những cơ hội và thách thức, doanh nghiệp không thể tự mình thực hiện. Vì vậy, bà Claudia Anselmi cho rằng, cần sự vận hành của toàn bộ hệ thống, từ tài chính kế toán tới quy định pháp lý.
-
Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nông dân Hà Nội -
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu -
Nâng cao quản lý, vận hành hệ thống thủy lợi để thích ứng với tình hình mới -
Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 -
Phát triển tài chính xanh nhìn từ kinh nghiệm quốc tế -
Hành trình tiến đến Net Zero của Heineken Việt Nam -
Yên Bái sẵn sàng đón đầu tín chỉ carbon rừng
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu