
-
Đà Nẵng lập Tổ công tác nghiên cứu, xây dựng chính sách phát triển Trung tâm Tài chính
-
Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Mua sắm tài sản công và Thông tin, tư vấn tài chính Hà Nội
-
Phát hành trái phiếu doanh nghiệp tích cực trở lại trong tháng 3
-
Cảng Sài Gòn làm rõ nghi ngại của cổ đông về dự án cảng trung chuyển Cần Giờ
-
VN-Index giảm gần 6 điểm, FPT tiếp tục chịu áp lực từ khối ngoại rút ròng -
ĐHĐCĐ Biwase: Becamex IDC cam kết đồng hành và có thể góp thêm vốn nếu Biwase tăng vốn
Năm 2025, Kho bạc Nhà nước có kế hoạch phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ và riêng trong quý I/2025 là 111.000 tỷ đồng. Kế hoạch của năm 2025 cao gấp 1,25 lần kế hoạch đặt ra trong năm 2024 và gấp 1,7 lần kết quả thực hiện của năm 2024.
Tháng 1/2025, HNX đã tổ chức 17 đợt đấu thầu trái phiếu chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành, huy động được 15.982 tỷ đồng trái phiếu chính phủ tại 5 kỳ hạn 5, 10, 15, 20 và 30 năm, trong đó kỳ hạn 10 năm và 15 năm có tỷ trọng phát hành cao nhất với 80,2% và 14,8% tổng khối lượng phát hành, tương đương 12.817 tỷ đồng và 2.365 tỷ đồng.
Lãi suất huy động trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5, 10, 15, 20 và 30 năm lần lượt là 2,10%, 2,83%, 2,98%, 3,05% và 3,25%, tăng nhẹ từ 0,03%-0,06%/năm so với cuối tháng 12/2024.
Trên thị trường thứ cấp, giá trị niêm yết trái phiếu chính phủ tại thời điểm 31/01/2025 đạt 2.228 nghìn tỷ đồng. Giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 10.417 tỷ đồng/phiên, giảm 23,67% so với tháng trước. Trong đó, giá trị giao dịch Outright chiếm 73,2%, giá trị giao dịch Repos chiếm 26,8% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường. Tỷ trọng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài chiếm 4,2% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường, trong đó nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 739 tỷ đồng.
Về lợi suất giao dịch bình quân, trái phiếu chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành tăng nhiều nhất ở kỳ hạn 5-7 năm, 2 năm và 3-5 năm, hiện đang đạt mức tương ứng khoảng 2,6597%; 2,1252% và 2,3661%; và giảm nhiều nhất ở các kỳ hạn 1 năm, 7 năm và 15-20 năm, hiện đang đạt mức tương ứng khoảng 1,1882%; 2,1203% và 2,3155%.
Về kỳ hạn giao dịch, các kỳ hạn trung và dài hạn được giao dịch nhiều nhất toàn thị trường, gồm các kỳ hạn 10 năm, 10-15 năm và 25-30 năm với tỷ trọng so với tổng giá trị giao dịch toàn thị trường tương ứng là 23,89%; 21,78% và 16,49%.
Trên thị trường trái phiếu chính phủ tháng 1/2025, khối ngân hàng thương mại vẫn chiếm thị phần giao dịch lớn, với tỷ trọng 49,23% giá trị giao dịch Outright và 92,04% Repos toàn thị trường; khối công ty chứng khoán chiếm 50,77% thị phần về giá trị giao dịch Outright và 0,84% giá trị giao dịch Repos toàn thị trường.

-
Đà Nẵng lập Tổ công tác nghiên cứu, xây dựng chính sách phát triển Trung tâm Tài chính
-
Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Mua sắm tài sản công và Thông tin, tư vấn tài chính Hà Nội
-
Phát hành trái phiếu doanh nghiệp tích cực trở lại trong tháng 3
-
Cảng Sài Gòn làm rõ nghi ngại của cổ đông về dự án cảng trung chuyển Cần Giờ
-
VN-Index giảm gần 6 điểm, FPT tiếp tục chịu áp lực từ khối ngoại rút ròng -
ĐHĐCĐ Biwase: Becamex IDC cam kết đồng hành và có thể góp thêm vốn nếu Biwase tăng vốn -
Kỳ vọng VN-Index vượt 1.400 điểm, MBS đặt mục tiêu lãi kỷ lục -
ĐHĐCĐ Biwase: Tìm kiếm cơ hội để cơ cấu lại các khoản vay với chi phí thấp -
ĐHĐCĐ Biwase: Tiếp tục tìm kiếm cơ hội tiềm năng trong lĩnh vực cấp nước và rác thải -
ĐHĐCĐ Biwase: Đại hội bắt đầu lúc 8h30 khi nhiều nhà đầu tư tham gia -
Mua trước trả sau: Cạm bẫy hay giải pháp tài chính thông minh?
-
Nhà phố Nha Trang - kênh đầu tư bền vững trong bối cảnh quỹ đất khan hiếm?
-
LILAMA thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng (kỳ 2)
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành bảo hiểm
-
STC Corporation: Hơn 20 năm kiến tạo "Perfect Life"
-
Cất nóc Tổ hợp giáo dục FPT tại TP. Huế
-
Khám phá chất sống Địa Trung Hải tại phân khu Limassol - Gold Coast Vũng Tàu