
-
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật stablecoin, chuyển Tổng thống Trump ký ban hành
-
Tổng thống Trump: Mỹ đạt thỏa thuận thương mại sơ bộ với Indonesia, áp thuế quan 19%
-
Tăng trưởng quý II/2025 của Trung Quốc vượt kỳ vọng
-
Tổng thống Trump công bố mức thuế 30% đối với EU và Mexico
-
Tổng thống Trump tuyên bố áp thuế quan 35% đối với Canada từ ngày 1/8 -
Mỹ sẽ áp thuế nhập khẩu đồng 50% từ ngày 1/8

Theo Báo cáo cập nhật về nền kinh tế Italy, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm 2020 từ mức +0,5 xuống - 0,6%.
Báo cáo cho biết, được thực hiện dựa trên các số liệu sơ bộ về tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đối với kinh tế Italy, sau khi sụt giảm trong năm 2020, kinh tế Italy dự báo phục hồi nhẹ ở mức 0,8%/năm trong giai đoạn 2021-2023, chủ yếu nhờ vào nhu cầu tiêu dùng trong nước, khu vực doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Trong khi đó, lĩnh vực xuất khẩu sẽ không đóng góp nhiều vào sự cải thiện tăng trưởng kinh tế Italy.
Đánh giá về tình hình hiện nay của kinh tế Italy, IMF cho rằng tác động của tình trạng khẩn cấp đối phó dịch COVID-19 và cam kết tài chính liên quan đến các biện pháp hỗ trợ của chính phủ sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tình hình tài chính công của Italy, với thâm hụt ngân sách tăng lên mức tương đương 2,6% Tổng sản phẩm trong nước (GDP).
Trong khi đó, nợ công của Italy sẽ tăng lên mức tương đương 137% GDP trong năm 2020. IMF cũng cảnh báo, thâm hụt ngân sách của Italy có thể sẽ còn cao hơn nếu tình hình dịch COVID-19 tiếp tục kéo dài.
Theo IMF, triển vọng kinh tế của Italy hiện nay là rất tiêu cực và các biện pháp kinh tế của chính phủ có thể chưa mang lại hiệu quả.
Trong khi đó, theo đại diện IMF tại Italy, Domenico Fanizza, Italy đã thực thi chính sách tài khóa thận trọng trong năm 2019, điều tốt hơn dự kiến của IMF.
Tuy nhiên, dịch COVID-19 sẽ có những tác động lớn đối với nền kinh tế Italy, đặc biệt là các hoạt động kinh tế tại khu vực miền Bắc nước này. Vì vậy, Italy cần phải thực hiện một gói biện pháp để kích thích tăng trưởng và tăng cường khả năng phục hồi của nền kinh tế.
Gói biện pháp này cần bao gồm cải cách cơ cấu để tăng năng suất và thu hút đầu tư, hợp nhất tài khóa trung hạn để đảm bảo đà đi xuống ổn định của nợ công và các biện pháp hỗ trợ ngành tài chính./.

-
Tổng thống Trump: Mỹ đạt thỏa thuận thương mại sơ bộ với Indonesia, áp thuế quan 19% -
Tăng trưởng quý II/2025 của Trung Quốc vượt kỳ vọng -
Thuế quan có đẩy lạm phát Mỹ tăng trở lại? -
Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc vượt kỳ vọng -
Tổng thống Trump công bố mức thuế 30% đối với EU và Mexico -
EU tiết lộ "chiến lược tích trữ" các mặt hàng thiết yếu -
Tổng thống Trump tuyên bố áp thuế quan 35% đối với Canada từ ngày 1/8
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam
-
PVCFC xuất thêm 30.000 tấn phân bón sang Úc, mở rộng thị trường nhờ đẳng cấp Level One
-
Tập đoàn TH tiếp tục thực thi ESG: Bền vững là con đường, không phải đích đến
-
“Độc lạ” cách bán hàng tại khu đô thị phía Tây TP.HCM: Khuyến khích khách mua ở thực
-
Shinec - Diệu Thái ký kết hợp tác chiến lược 500 triệu USD: Định hình hành lang kinh tế xuyên biên giới Việt - Trung