-
Start-up quốc tế chọn TP.HCM làm nơi thúc đẩy sáng kiến Net Zero -
Quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải có hiệu lực từ ngày 5/1/2025 -
UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh -
Chờ đợi danh mục xanh: Chuẩn bị sẵn để đón đầu -
Xi Măng Fico-YTL nêu đề xuất hướng đến chuyển đổi xanh cho ngành xi măng Việt Nam -
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/7, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào nước ta đạt hơn 18 tỷ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2023. Các nhà đầu tư ngoại đã rót vốn vào 18/21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đứng đầu với tổng vốn đạt hơn 12,6 tỷ USD, chiếm 70,3% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 15,7%. Đồng thời, Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất tích cực khi đón nhận làn sóng FDI lần thứ tư. Làn sóng FDI lần này tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao như: điện tử, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và năng lượng tái tạo. Sự phát triển của các lĩnh vực này sẽ tác động trực tiếp đến bất động sản công nghiệp nhờ việc gia tăng nhu cầu về nhà xưởng đáp ứng tốt yêu cầu cơ sở hạ tầng, dịch vụ.
Cảng quốc tế nội khu Nam Đình Vũ. Ảnh: Sao Đỏ Group |
Chia sẻ quan điểm của mình, ông Nguyễn Thành Phương, Tổng giám đốc Tập đoàn Sao Đỏ - chủ đầu tư KCN Nam Đình Vũ cho biết, Chính phủ, các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ và cả các doanh nghiệp thương mại đều có nhận thức rất rõ, thách thức lớn nhất của làn sóng FDI lần thứ 4 chính là nguồn nhân lực. Vì vậy, Chính phủ đã tập trung mọi nguồn lực để mời gọi các “đại bàng công nghệ” về đầu tư bằng cách mở cửa chính sách thông thoáng, đồng thời đề nghị họ hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam. Song song với đó, chúng ta vẫn cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, như giảm thiểu các thủ tục hành chính, giảm thiểu số lượng giấy phép con tạo hành lang thông thoáng cho triển khai đầu tư.
Tại Hải Phòng – địa phương luôn được đánh giá là “điểm sáng” về thu hút FDI và luôn đứng trong nhóm các tỉnh, thành phố thu hút FDI nhiều nhất trong cả nước. Trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã thu hút vốn đầu tư FDI đạt 1,55 tỷ USD, bằng trên 77% kế hoạch năm 2024. Điểm tích cực trong thu hút FDI của TP. Hải Phòng không chỉ là số vốn đăng ký, mà còn là tỷ lệ của các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao, chế biến, chế tạo, logistics đầu tư vào các khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) luôn đạt mức cao (trên 93%). Con số này cho thấy, mục tiêu thu hút FDI của Hải Phòng đi đúng hướng, đó là tập trung thu hút dòng FDI thế hệ mới.
Vẫn theo ông Phương thì, việc phát triển KCN bền vững là xu hướng tất yếu của Việt Nam nói chung và các KCN tại Hải Phòng nói riêng. Không nằm ngoài xu thế đó, KCN Nam Đình Vũ – Thuộc Tập đoàn Sao Đỏ, hiện đang là nơi có sức hút đầu tư lớn do vị trí địa lý chiến lược thuận lợi cho logistics. Đây là KCN tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Hải Phòng.
KCN Nam Đình Vũ - Điểm đến thành công của các nhà đầu tư. Ảnh: Sao Đỏ Group |
Có thể thấy, KCN Nam Đình Vũ hiện là KCN duy nhất tại Hải Phòng có cảng biển quốc tế nội khu - Cảng Nam Đình Vũ, sở hữu 4 phân khu chức năng với cơ sở hạ tầng hiện đại như cầu cảng container, cầu cảng hàng lỏng, cùng hệ sinh thái logistics được đầu tư đồng bộ, được định hình và vận hành theo nguyên tắc thu hút đa dạng nhiều dự án, tạo thành chuỗi liên hoàn, tuần hoàn trong quá trình hoạt động cung cấp các sản phẩm dịch vụ hạ tầng KCN gồm cả hỗ trợ về tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Đặc biệt, KCN Nam Đình Vũ được định hướng theo hướng phát triển bền vững trở thành KCN xanh. Chính vì vậy, Nam Đình Vũ cũng đang đẩy mạnh triển khai các dự án về điện mặt trời áp mái. Lắp đặt những tấm pin năng lượng mặt trời để chuyển hóa quang năng thành điện năng, từ đó hỗ trợ giảm bớt lượng khí thải carbon và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Không chỉ như vậy, chủ đầu tư của KCN Nam Đình Vũ là Tập đoàn Sao Đỏ còn định hình và vận hành KCN theo một nguyên tắc là thu hút các dự án để tạo thành chuỗi liên hoàn trong cung cấp sản phẩm dịch vụ. Nhờ vậy, các doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ tiết giảm chi phí sản xuất, thời gian, chi phí vận chuyển. Đây cũng chính là yếu tố để Tập đoàn Sao Đỏ phát triển KCN theo hướng bền vững, sinh thái.
KCN Nam Đình Vũ với hạ tầng xanh - sạch - đồng bộ. Ảnh: Sao Đỏ Group |
Hiện nay nhu cầu hạ tầng, mặt bằng KCN phục vụ sản xuất kinh doanh tiếp tục tăng lên. Tuy nhiên các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài thường đặt ra yêu cầu đáp ứng về các kho hàng hiện đại, kết nối với các dịch vụ hỗ trợ hoàn thiện thủ tục đầu tư kinh doanh, đào tạo, tuyển dụng nhân lực, kết nối hạ tầng vận tải, logistics... theo hướng liên kết những dịch vụ chung mà các doanh nghiệp có thể cộng sinh, cùng sử dụng, khai thác.
Sự kiện Thứ bảy xanh'' hưởng ứng ngày môi trường tại KCN Nam Đình Vũ. Ảnh: Sao Đỏ Group |
Để các KCN phát triển bền vững và gia tăng sức hấp dẫn, cạnh tranh, việc xây dựng KCN bền vững mang lại nhiều lợi ích đáng kể, không chỉ về mặt kinh tế mà còn về môi trường và xã hội. Cụ thể là giảm tác động môi trường; tiết kiệm năng lượng và nguồn lực; tăng cường đổi mới và sự hợp tác. Nâng cao uy tín và hình ảnh thương hiệu tại thời điểm hiện tại, đồng thời giảm các rủi ro và pháp lý có thể trong tương lai. Tạo ra môi trường làm việc tốt hơn trong KCN cũng như mang đến nhiều lợi ích cho cộng đồng.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, các KCN cần chú ý đến xu hướng xanh, bền vững để tăng sức hấp dẫn với các nhà đầu tư, vì đây đang là một xu hướng trên toàn cầu. Bởi vậy, ngày càng nhiều nhà đầu tư tập trung vào nền kinh tế tuần hoàn.
Việt Nam đặt mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Do đó, nhu cầu bất động sản công nghiệp xanh không chỉ đến từ việc phát triển bền vững trong ngành sản xuất mà còn từ yêu cầu của Chính phủ. Dù vậy, các nhà đầu tư chắc chắn sẽ hợp tác tìm phương án giải quyết. Theo dữ liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến năm 2030, khoảng 40% - 50% các tỉnh thành trong cả nước sẽ lên kế hoạch chuyển đổi các KCN hiện có thành KCN sinh thái, và 8% - 10% các tỉnh thành sẽ có định hướng xây dựng các KCN sinh thái mới.
-
Start-up quốc tế chọn TP.HCM làm nơi thúc đẩy sáng kiến Net Zero -
Quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải có hiệu lực từ ngày 5/1/2025 -
UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh -
Việt Nam nằm trong nhóm 5 quốc gia triển vọng nhất về tín chỉ carbon
-
Chờ đợi danh mục xanh: Chuẩn bị sẵn để đón đầu -
Sút bóng vào khung thành di động, doanh nghiệp nên đi sớm, đi chậm trên hành trình ESG -
Xi Măng Fico-YTL nêu đề xuất hướng đến chuyển đổi xanh cho ngành xi măng Việt Nam -
Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nông dân Hà Nội -
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu -
Nâng cao quản lý, vận hành hệ thống thủy lợi để thích ứng với tình hình mới -
Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024