
-
Generali Việt Nam: Củng cố nội lực để tiếp tục tăng trưởng bền vững
-
Doanh nghiệp Thụy Điển muốn rót tỷ USD vào Việt Nam
-
Ra mắt Câu lạc bộ Pickleball Doanh nhân trẻ Việt Nam
-
Cú hích lớn cho công nghiệp đường sắt
-
Vinaseed có Chủ tịch mới sau 21 năm; Cảng Quy Nhơn đặt lợi nhuận cao nhất 4 năm; Dệt may Thành công đầy đơn hàng quý I -
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá tạm thời một số sản phẩm thép cán nóng từ Trung Quốc
Bay thẳng châu Phi gặp khó
Có thể nhận thấy sự kỳ vọng rất lớn của Kenya Airways - hãng hàng không lớn nhất châu Phi khi khai trương đường bay thẳng Hà Nội - Nairobi kết nối Việt Nam với vùng lõi châu Phi vào đầu tháng 4/2015.
“Thu nhập bình quân đầu người là 3.000 USD/năm, người dân Hà Nội sẽ muốn khám phá những điểm đến mới, trong đó có Kenya và châu Phi”, ông Mbuvi Ngunze, Tổng giám đốc Kenya Airways nhận định.
![]() |
Đại diện Kenya Airways cho biết, kết quả khai thác thương mại của đường bay thẳng Hà Nội - châu Phi rất đáng thất vọng |
Ngoài lợi thế về tàu bay hiện đại (Boeing 787 - 800 Dreamliner), đường bay mới của Kenya Airways có tần suất 3 chuyến/tuần sẽ giúp hành khách khởi hành từ Nairobi đến Hà Nội tiết kiệm 120 phút bay qua Bangkok (Thái Lan) và 150 phút chờ nối chuyến.
Trong buổi họp báo công bố đường bay vào cuối tháng 3/2015, đại diện Kenya Airways cũng kỳ vọng, với đường bay thẳng tới Hà Nội, tỷ trọng doanh thu từ thị trường châu Á sẽ tăng lên 10%, bên cạnh mức 25% từ Mỹ và châu Âu, 60% là thị trường châu Phi.
Tuy nhiên, trong thư gửi Bộ Giao thông - Vận tải và Cục Hàng không Việt Nam vào đầu tuần trước, đại diện Kenya Airways cho biết, kết quả khai thác thương mại của đường bay thẳng này là rất đáng thất vọng. “Chúng tôi đã thực hiện nhiều biện pháp xây dựng để có thể kinh doanh thành công, song kết quả thu được còn quá xa mới đạt yêu cầu và Hãng đang bị thua lỗ trầm trọng”, ông Marco van Liet, Giám đốc mạng đường bay Kenya Airways đánh giá.
Kenya Airways cũng cho biết, trên phương diện thương mại, Hãng phải trả chi phí rất cao cho hoạt động tại Hà Nội.
Hiện Kenya Airways áp dụng mức giá khứ hồi Hà Nội-Nairobi là 15.054.000 VND cho hạng phổ thông và 50.943.000 VND cho hạng thương gia. Mức giá này được đánh giá không phải là cao, nhưng với nhu cầu giao thương còn hạn chế giữa Việt Nam và châu Phi, rất khó để Kenya Airways lấp đầy khách trên máy bay thân rộng Boeing 787 có sức chở lên tới 250 khách.
Đây là lý do khiến hãng hàng không được đánh giá là niềm tự hào của châu Phi đề nghị Bộ Giao thông - Vận tải phê duyệt thương quyền 5 cho chặng bay giữa Hà Nội và Quảng Châu (HAN - CAN - HAN) như là một trong những điều kiện cần để duy trì đường bay thẳng duy nhất từ Việt Nam tới cửa ngõ châu Phi.
Trong thư đề nghị cấp thương quyền 5, Kenya Airways cho biết, Hãng sẽ phối hợp với đối tác Việt Nam trong cùng Liên minh Skyteam là Vietnam Airlines xây dựng chương trình khai thác đường bay này.
Ai được lợi?
Được biết, theo quy định của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), thương quyền 5 là quyền nhận hành khách, hàng hóa, thư tín từ nước thứ hai để chở đến nước thứ ba và quyền nhận hành khách, hàng hóa, thư tín từ nước thứ ba để chở đến nước thứ hai. Đây là một trong những thương quyền quan trọng nhất trong hàng không dân dụng mà các quốc gia muốn giữ nhằm bảo hộ các hãng hàng không nội địa.
Tuy nhiên, theo Cục Hàng không Việt Nam, hiện trên đường bay HAN - CAN, có hai hãng hàng không khai thác thường lệ là Vietnam Airlines và China Southern Airlines với tổng tần suất 21 chuyến/tuần. Việc có thêm Kenya Airways cùng khai thác đường bay này với tần suất 3 chuyến/tuần sẽ ảnh hưởng không đáng kể tới hoạt động bán của các hãng.
Bên cạnh đó, với việc cùng nằm trong liên minh Skyteam, mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa Vietnam Airlines và Kenya Airway sẽ giúp đối tác trong nước mở rộng mạng bán tới nhiều điểm tại châu Phi, phục vụ nguồn khách lao động Việt Nam đang dịch chuyển nhiều về khu vực này.
Ngoài Vietnam Airlines, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam cũng được hưởng lợi từ việc trao thương quyền 5 cho Kenya Airways khi với tàu bay khai thác các chặng Nairobi - Hà Nội - Nairobi; Hà Nội - Quảng Châu - Hà Nội là B787 hoặc B777 sẽ tạo thêm nguồn thu dịch vụ cao cho Cảng Hàng không quốc tế T2 Nội Bài.
“Với trường hợp này, rõ ràng, Kenya Airways không phải là người được hưởng lợi duy nhất khi được trao thương quyền 5”, Phó cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đỗ Quang Việt đánh giá.

-
Vinaseed có Chủ tịch mới sau 21 năm; Cảng Quy Nhơn đặt lợi nhuận cao nhất 4 năm; Dệt may Thành công đầy đơn hàng quý I -
Phú Mỹ và Tập đoàn Stavian hợp tác về hóa chất và hạt nhựa -
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá tạm thời một số sản phẩm thép cán nóng từ Trung Quốc -
Xuất khẩu xi măng, clinker tháng 1/2025 giảm sâu -
Một doanh nghiệp trả lại Giấy phép phân phối xăng dầu -
Công ty cổ phần nguyên liệu Á Châu AIG bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng Quản trị mới - Bước đi chiến lược -
“Mỏ neo” mới của nền tảng quản lý nhân sự Deel tại Việt Nam
-
COCO SOLAR cùng các đối tác "bắt tay" cung cấp giải pháp lắp đặt và trả chậm điện mặt trời
-
Schneider Electric khánh thành Phòng đào tạo xuất sắc đầu tiên
-
Dẫn đầu chuyển đổi số bất động sản, Meey Group tiếp tục khẳng định vị thế “top one” ngành proptech
-
SeABank thông báo mời thầu
-
BAC A BANK đồng hành phát triển cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2025
-
SeABank thông báo mời thầu