-
Hà Nội chính thức triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng, chống dịch sởi -
Nguy cơ tổn thương não, ngưng tim vì “bắt pen” -
Nhập khẩu dược phẩm tăng mạnh, 9 tháng tiêu 3,15 tỷ USD -
TP.HCM vẫn còn quận, huyện chưa đạt tỷ lệ tiêm vắc-xin sởi -
Tin mới y tế ngày 14/10: Tăng cường kiểm dịch, ngăn chặn ca bệnh Marburg từ cửa khẩu -
Giám sát các nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: PV |
Diễn đàn Công nghệ ngành y tế được tổ chức trong khuôn khổ của Sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024 Nhân dịp chào mừng 65 năm thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ và 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức cho biết, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo trong y tế liên quan đến việc phát triển và thực hiện các quy trình, sản phẩm, chương trình, chính sách hoặc hệ thống mới để cải thiện sức khỏe và công bằng trong tiếp cận dịch vụ y tế. Đổi mới sáng tạo trong y tế đề cập đến việc phát triển và áp dụng các ý tưởng, công nghệ, quy trình và giải pháp mới cải thiện chất lượng và thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học trong y học.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, sự đổi mới sẽ giải quyết những thách thức và nhu cầu ngày càng tăng của hoạt động chăm sóc sức khoẻ, nó diễn ra trong tất cả các khâu từ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, dự phòng bệnh tật, khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất thuốc, vắc-xin, sinh phẩm và thiết bị y tế.
Đại diện Bộ Y tế nhấn mạnh, công nghệ sinh học và chuyển đổi số được xem là các thành tố quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của công nghệ sinh học và chuyển đổi số trong thế kỷ XXI, ngày 27/9/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; ngày 3/6/2020, Thủ tưởng Chính phủ đã ký Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Ngày 30/1/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới.
Toàn cảnh diễn đàn. Ảnh: PV |
Trong khuôn khổ diễn đàn, các đại biểu tập trung vào 2 chủ đề chính “Công nghệ sinh học phục vụ phát triển ngành Y tế” và “Chuyển đổi số phục vụ phát triển ngành Y tế”.
Chia sẻ tại diễn đàn, GS.TS Trần Huy Thịnh, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, công nghệ sinh học trong y học tại Việt Nam được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, nhất là chẩn đoán, định hướng điều trị bệnh như phát hiện đột biến gen gây bệnh, xác định người mang gen, sàng lọc trước sinh và tư vấn di truyền; xác định tình trạng gen quyết định tính đáp ứng thuốc trong điều trị ung thư phổi, máu, đại trực tràng…
Tuy nhiên, theo GS.TS Trần Huy Thịnh, việc phát triển công nghệ sinh học trong y học tại Việt Nam hiện nay còn gặp nhiều khó khăn vì chưa có nền công nghiệp sinh học thực sự, chưa có sự kết nối chặt chẽ giữa các đơn vị nghiên cứu, ứng dụng với các doanh nghiệp; con đường đưa sản phẩm công nghệ sinh học ứng dụng trong lâm sàng rất khó khăn...
Trên cơ sở đó, GS.TS Trần Huy Thịnh nêu các định hướng nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học tại Việt Nam: Phát triển vắc xin, kháng thể đơn dòng, thuốc, chế phẩm sinh học trong phòng và điều trị bệnh; ứng dụng công nghệ gen, tế bào và sản phẩm từ tế bào trong dự phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh; ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất thuốc dược liệu có nguồn gốc từ thảo dược; phát triển thiết bị y tế chẩn đoán in vitro (IVDs); ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn trong sàng lọc, chẩn đoán và điều trị bệnh.
Tại diễn đàn, các diễn giả đã chia sẻ nhiều nội dung rất quan trọng khác như: Liệu pháp tế bào, ứng dụng tế bào gốc, nghiên cứu nguồn gen dược liệu, công nghệ in 3D cá thể hóa; chuyển đổi số, dữ liệu mở trong ngành Y tế, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chăm sóc sức khỏe, ứng dụng kỹ thuật số trong kinh doanh dược phẩm.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo trong y tế đòi hỏi sự phối hợp giữa các chuyên gia y khoa, các nhà công nghệ, các nhà hoạch định chính sách, các nhà đầu tư để mang lại những thay đổi tích cực trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay.
Thông qua diễn đàn, ngành Y tế rất mong nhận được sự hỗ trợ của các bộ ngành, đặc biệt là Bộ Khoa học và Công nghệ. Mong muốn và kỳ vọng diễn đàn giới thiệu và kết nối tiềm năng phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo lĩnh vực y tế giữa các tổ chức, đơn vị, các nhà phát triển công nghệ, nhà đầu tư nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành Y tế Việt Nam trong thời gian tới.
-
Tin mới y tế ngày 14/10: Tăng cường kiểm dịch, ngăn chặn ca bệnh Marburg từ cửa khẩu -
Tai biến khi phẫu thuật thẩm mỹ: Những nguy cơ cần được lưu ý -
Giám sát các nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm -
Đề xuất phương án làm giảm số người hút thuốc lá và chi phí bệnh tật -
Xây hành lang pháp lý cho dinh dưỡng học đường để nâng cao tầm vóc người Việt -
Tin mới y tế ngày 13/10: Tiêm vắc-xin sởi tại TP.HCM đạt tỷ lệ cao -
Giảm cân vì gan nhiễm mỡ, cao huyết áp
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 14/10 -
2 Góc nhìn TTCK tuần 14-18/10: VN-Index có thể tiếp tục dao động trong biên độ hẹp tại 1.260-1.300 điểm -
3 Ép mua bảo hiểm khi vay vốn: Giám sát chặt các ngân hàng có tỷ lệ tái ký năm thứ hai thấp -
4 Các đại dự án giao thông “ăn đong” từng mét mặt bằng -
5 Chung cư liên tục được hỏi mua, đất nền được gom để xây sân pickleball
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm
- Cathay Life được vinh danh giải thưởng "Thương hiệu Vàng thời đại số" năm 2024
- Sacombank Golf Championship 2024 nhân ngày Doanh nhân Việt Nam