
-
Vướng giải phóng mặt bằng tại khu công nghiệp và khu phi thuế quan Chân Mây- Lăng Cô
-
TP.HCM ưu đãi cho nhà đầu tư vào công nghiệp phụ trợ và trung tâm tài chính
-
Doanh nghiệp chuyển mục đích sử dụng đất sai thì dứt khoát thu hồi
-
Chính thức cho phép Tân Cảng - Hải Phòng tiếp nhận siêu tàu container 132.900 DWT -
Phú Yên bàn việc phát triển điện sinh khối -
Hậu Giang đầu tư trên 113.000 tỷ đồng thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp và logistics
Tham dự Lễ khởi công có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo các địa phương trong vùng ĐBSCL.
![]() |
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ. |
Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ có điểm đầu tại Km107+363,08 (tương đương Km107+740, lý trình Dự án cầu Mỹ Thuận 2) thuộc địa phận phường Tân Hòa, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Điểm cuối tại Km130+337 (nút giao Chà Và, kết nối QL1 hiện hữu), thuộc địa phận xã Thuận An, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Chiều dài tuyến khoảng 22,97 km, đi qua 03 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố, gồm: huyện Châu Thành (tỉnh Đồng Tháp), huyện Long Hồ, Bình Tân, thị xã Bình Minh và TP. Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long).
Dự án được xây dựng với quy mô tuyến chính đạt tiêu chuẩn đường cao tốc vận tốc thiết kế 100 km/h để phù hợp với giai đoạn xây dựng hoàn chỉnh đường cao tốc 6 làn xe, bề rộng nền đường Bnền = 32,25 m. Giai đoạn 1 phân kỳ đầu tư với quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường Bnền = 17m, Bcầu = 17,5m, vận tốc thiết kế Vtk = 80 km/h.
Tổng mức đầu tư của dự án là 4.826,23 tỷ đồng, theo hình thức đầu tư công. Chủ đầu tư dự án là Bộ Giao thông vận tải. Tổng Công ty Đầu tư Phát triển và Quản lý Dự án Hạ tầng giao thông Cửu Long được giao là đơn vị quản lý dự án. Thời gian thực hiện khoảng 2 năm và hoàn thành toàn bộ dự án (giai đoạn 1) trong năm 2023.
![]() |
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thực hiện nghi thức khởi công Dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ |
Dự án đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ nằm trong thổng thể trục đường cao tốc từ TP. Hồ Chí Minh đến Cần Thơ và là một bộ phận của trục cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 140/QĐ-TTg ngày 21/01/2010.
Trong đó, đoạn TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương đã được sử dụng từ tháng 2/2010; đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận đang được đầu tư theo hình thức BOT, dự kiến đưa vào sử dụng năm 2021; cầu Mỹ thuận 2 đang được đầu tư xây dựng bằng vốn trái phiếu Chính phủ, dự kiến đưa vào sử dụng năm 2023. Do đó, việc đầu tư đoạn Mỹ Thuận - Cần Thơ nhằm hoàn chỉnh toàn tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Cần Thơ theo quy hoạch đã phê duyệt là hết sức cần thiết và cấp bách.
Việc đầu tư xây dựng ngay đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ giai đoạn 1 góp phần giải quyết nhu cầu vận tải khi tuyến Quốc lộ 1 đã quá tải, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng an ninh của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung; giảm thiểu tai nạn giao thông trên Quốc lộ 1; từng bước hoàn chỉnh mạng đường bộ cao tốc theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 01/3/2016.
Việc khởi công đúng kế hoạch Dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ, ngoài việc thực hiện đúng các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mà còn là quyết tâm cao của Bộ GTVT để thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Ngoài ra, Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ là dự án trọng điểm của ngành giao thông vận tải và sẽ là dự án mẫu mực trong quản lý, giám sát, tổ chức thi công, phòng chống tiêu cực trong quản lý đầu tư xây dựng, đảm bảo chất lượng, tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Vì vậy, trong công tác lựa chọn tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công, Bộ GTVT đã xây dựng các tiêu chí chuẩn mực về năng lực thiết bị, năng lực tài chính, kinh nghiệm tổ chức thi công, nguồn nhân lực tham gia dự án để lựa chọn nhà thầu. Trên cơ sở đó, đã lựa chọn được các nhà thầu thi công, tư vấn giám sát là các đơn vị có thương hiệu, uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm về xây dựng công trình giao thông cấp 1 và cấp đặc biệt, đảm bảo chất lượng và tiến độ dự án.
Phát biểu tại buổi Lễ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, tuyến đường cao đốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ có ý nghĩa quan trọng, trong đó tuyến TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương đã khánh thành và đưa vào sử dụng, tuyến Trung Lương - Mỹ Thuận đã được thông xe kỹ thuật để khánh thành trong năm nay, vì vậy việc kết nối từ Mỹ Thuận đến TP. Cần Thơ có ý nghĩa phát huy toàn bộ công trình.
Theo Thủ tướng, tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ được chuyển hình thức đầu tư từ đối tác công tư (PPP) sang hình thức đầu tư công nhằm giảm chi phí cho Đồng bằng sông Cửu Long trong việc vận chuyển sản phẩm xuất khẩu với lưu lượng lớn đi qua tuyến đường này. Năm nay, vốn đã ghi 1.000 tỷ, sang năm sau số vốn còn lại sẽ ghi tiếp để thi công hoàn chỉnh dự án. “Đây là một cố gắng rất lớn thay đổi chủ trương quan trọng để góp phần thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển toàn diện, đồng bộ Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có các công trình hạ tầng quan trọng về thủy lợi, giao thông mà chúng ta đã làm, đã tiến hành trong thời gian qua. Cùng với đó, các công trình sân bay và các công trình khác sẽ được tiếp tục được nghiên cứu để triển khai theo chiến lược phát triển giao thông vận tải mà chúng tôi đã báo cáo với Ban Chấp hành Trung ương và Quốc hội”.
Người đứng đầu Chính phủ đề nghị Bộ GTVT, chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn, giám sát, thi công trước hết là đảm bảo tiến độ chất lượng công trình tốt nhất, thời gian đảm bảo đúng cam kết, không để làm trước hỏng sau, chất lượng phải cao. Thủ tướng hoan nghênh 2 tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp đã cam kết giải phóng sớm mặt bằng để giao cho nhà đầu tư ngay sau khi dự án được khởi công hôm nay, đồng thời yêu cầu 2 địa phương này vận động nhân dân, xây dựng khu tái định cư đảm bảo đời sống cần thiết cho người dân nơi ở mới để nhân dân vui lòng giao mặt bằng thi công.
“Như cam kết của Bộ Giao thông vận tải và liên danh thi công, phải tập trung quyết liệt để có thể khánh thành công trình có ý nghĩa quan trọng này đúng thời gian đề ra, một sự tâm huyết nhiều năm chúng ta ấp ủ...”, Thủ tướng chia sẻ.

-
Chính thức cho phép Tân Cảng - Hải Phòng tiếp nhận siêu tàu container 132.900 DWT -
Phú Yên bàn việc phát triển điện sinh khối -
Rủi ro khi xuất khẩu phụ thuộc vào FDI -
Hậu Giang đầu tư trên 113.000 tỷ đồng thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp và logistics -
Kinh tế Việt Nam “thăng hạng” -
Bình Dương huy động nguồn lực lớn đầu tư dự án hạ tầng
-
1 Những con số "chưa thể yên lòng" qua PCI 2020
-
2 Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ
-
3 Doanh nghiệp chuyển mục đích sử dụng đất sai thì dứt khoát thu hồi
-
4 Lời khẩn cầu của doanh nghiệp về sự "thiếu cảm thông" của cơ quan quản lý
-
5 Chỉ 36% doanh nghiệp gia đình Việt Nam có kế hoạch kế thừa chính thức và minh bạch
- Tin tức Viettimes.vn cập nhật tin mới nhất
-
Ra mắt sản phẩm mới phân khu The Ambi thuộc đại đô thị Stella Mega City
-
Việt Nam sản xuất thành công chế phẩm Chloramin B, giảm phụ thuộc hàng nhập
-
Vietnam Airlines đồng loạt mở 6 đường bay mới phục vụ cao điểm hè 2021
-
Đà Nẵng: Khởi công dự án Nhà ở xã hội và chung cư chất lượng cao Bàu Tràm - The Ori Garden
-
Vietnam Airlines rút ngắn chu kỳ thay đổi suất ăn trên không
-
BIDV và Đại học Quốc gia Hà Nội ký kết thỏa thuận hợp tác