-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng -
Dành 122.250 tỷ đồng phát triển văn hóa 2025 - 2030: Công nghiệp văn hóa sẽ chiếm 7% GDP -
Giữ kinh phí công đoàn 2%, không “chốt” cứng tỷ lệ phân phối -
Tổng thống Rumen Radev mong muốn VinFast sớm nghiên cứu, đầu tư vào Bulgaria -
Tăng ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng lên 200 triệu đồng -
Quốc hội nhất trí đưa phân bón quay lại chịu thuế giá trị gia tăng 5%
Phiên thảo luận toàn thể về Dự thảo Luật Công đoàn sửa đổi |
Không luật hóa tỷ lệ phân phối
Sẽ được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ tám, Dự thảo Luật Công đoàn sửa đổi (Dự thảo) đã được thảo luận tại hội trường sáng qua (24/10). Trước đó, các vị đại biểu Quốc hội nhận được báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý Dự thảo ngày 2/10/2024. Nhưng ngày 17/10/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có báo cáo thay thế, “cập nhật, tiếp thu, chỉnh lý trên cơ sở ý kiến của cấp có thẩm quyền”.
Liên quan đến quy định về phân phối kinh phí công, vấn đề còn có ý kiến khác nhau qua nhiều vòng thảo luận, ở báo cáo ngày 2/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị chỉ giữ lại một phương án. Đó là kinh phí công đoàn sau khi thu, thì phân phối cho công đoàn cơ sở, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp quản lý, sử dụng là 75% và cho công đoàn cấp trên quản lý, sử dụng là 25%.
Tại báo cáo trình bày trước khi Quốc hội thảo luận ở kỳ họp này, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, trên cơ sở ý kiến của cấp có thẩm quyền, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, trên cơ sở đề xuất của cơ quan soạn thảo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo chỉnh lý quy định về phân phối kinh phí công đoàn. Việc chỉnh lý theo hướng bổ sung quy định về nguyên tắc quản lý, sử dụng tài chính công đoàn.
Dự thảo quy định, tài chính công đoàn được sử dụng phục vụ hoạt động công đoàn và bảo đảm các nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn và trách nhiệm của công đoàn các cấp. Tổ chức công đoàn các cấp thực hiện công tác kế toán, thống kê, báo cáo, quyết toán tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.
“Dự thảo được chỉnh lý theo hướng không quy định trong luật việc phân phối kinh phí công đoàn khi có nhiều tổ chức đại diện của người lao động để bảo đảm linh hoạt, hài hòa”, bà Thúy Anh cho hay.
Ngoài ra, Dự thảo cũng bổ sung quy định: “Sau khi thống nhất với Chính phủ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu, phân cấp thu, phân phối và quản lý, sử dụng tài chính công đoàn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của công đoàn” và giao Chính phủ quy định chi tiết việc quản lý, sử dụng kinh phí công đoàn của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
Nêu ý kiến thảo luận, đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) cho rằng, quy định này sẽ làm tăng thêm thủ tục, chỉ nên quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu, phân cấp thu, phân phối và quản lý, sử dụng tài chính công đoàn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của công đoàn.
Đại biểu Tô Văn Tám cũng đề nghị Dự thảo cần quy định nguyên tắc phân chia kinh phí công đoàn và nên giao Tổng Liên đoàn quyết định để đảm bảo sự linh hoạt và quyền tự quyết của tổ chức này.
Cũng đồng tình không luật hóa phân phối kinh phí công đoàn, song đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) cho rằng, Dự thảo cần có quy định đảm bảo cơ chế để thực hiện và nên giao quyền quy định vấn đề này cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để đảm bảo tính linh hoạt trong quản lý.
Có cùng lo ngại quy định “sau khi thống nhất với Chính phủ…” sẽ làm tăng thêm thủ tục, gây khó khăn cho hoạt động của công đoàn, đại biểu Dương Văn Phước (Quảng Nam) đề nghị trao toàn quyền phân phối kinh phí công đoàn cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Chi đầu tư nhà ở xã hội có phù hợp
Cũng liên quan tài chính công đoàn, thảo luận tại Kỳ họp thứ bảy, có ý kiến đại biểu cho rằng, nội dung chi đầu tư nhà ở xã hội không phải là khoản chi của tài chính công đoàn, mà là một hình thức đầu tư. Khi Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam bán nhà ở xã hội, thì sẽ hình thành nguồn tài chính thu lại. Vì vậy, đề nghị đưa ra nguyên tắc quản lý đối với khoản đầu tư này, ví dụ như nguyên tắc bảo toàn vốn.
Thảo luận tại Kỳ họp thứ bảy, bên cạnh nhiều ý kiến đồng tình phương án quy định bổ sung quyền gia nhập công đoàn của lao động là người nước ngoài, thì cũng còn nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc kỹ, vì chưa có đủ cơ sở lý luận và thực tiễn để quy định, chưa đánh giá kỹ tác động tới an ninh, chính trị, trật tự xã hội…
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, tiếp thu ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền và ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo chỉnh lý Dự thảo Luật Công đoàn sửa đổi theo hướng giữ quy định “người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên thì có quyền gia nhập công đoàn, hoạt động tại công đoàn cơ sở.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích, theo quy định hiện hành, thì tài chính công đoàn tích lũy cuối kỳ được chia thành 3 quỹ theo tỷ lệ: Quỹ hoạt động thường xuyên 50%; Quỹ đại diện, bảo vệ người lao động 30%; Quỹ đầu tư 20%. Nguồn tài chính công đoàn để thực hiện nhiệm vụ đầu tư nhà ở xã hội từ Quỹ đầu tư của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; không phải là chi trực tiếp từ thu, chi tài chính công đoàn hằng năm.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 80, Luật Nhà ở năm 2023, thì Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn cho công nhân, người lao động thuộc đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội thuê. Việc triển khai dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn cho công nhân, người lao động thuê được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Nhà ở và pháp luật có liên quan.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam triển khai dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn thực hiện theo các thủ tục, trình tự quy định tại Nghị định số 40/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14, như thực hiện lập, phê duyệt và giao kế hoạch vốn trung hạn và hằng năm; quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công; quyết định đầu tư dự án đầu tư công…
Quá trình thực hiện dự án yêu cầu tập hợp đầy đủ chi phí; đánh giá về tổng mức đầu tư và nguồn vốn; phân tích hiệu quả tài chính, thời hạn và khả năng thu hồi, bảo toàn vốn của dự án; hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án…
Việc hạch toán, quản lý, sử dụng, khai thác tài sản nhà ở xã hội hình thành sau khi dự án hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng thực hiện, thì đơn vị được giao, tiếp nhận phải theo dõi, hạch toán tăng tài sản, thực hiện báo cáo kê khai biến động tài sản, thực hiện quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của tài sản công và pháp luật liên quan.
Dự án được thu hồi vốn từ các nguồn như nguồn khấu hao tài sản cố định thu từ cho thuê nhà ở xã hội và lợi nhuận thu được từ phần kinh doanh thương mại thuộc dự án (diện tích kinh doanh dịch vụ, công trình văn hóa, thể thao, hạ tầng kỹ thuật có liên quan - nếu có), sau khi bù đắp chi phí cho nhà ở xã hội như giá cho thuê, phần bù đắp cho quản lý, vận hành nhà ở xã hội, sẽ được thể hiện rõ trong phương án cân đối tài chính của toàn bộ dự án.
“Do vậy, Dự thảo quy định tài chính công đoàn được sử dụng cho các nhiệm vụ này là phù hợp”, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích.
Thảo luận tại Kỳ họp thứ bảy, một số vị đại biểu chưa đồng tình với mức kinh phí công đoàn 2% và đề nghị xem xét giảm mức kinh phí này. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị được giữ quy định về mức kinh phí công đoàn 2% và giải thích, kinh phí công đoàn được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.
Đồng thời, theo báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, thì kinh phí công đoàn chiếm tỷ trọng nhỏ trong chi phí của doanh nghiệp (trung bình khoảng 0,38%). Có ít kiến nghị của doanh nghiệp liên quan đến nộp 2% kinh phí công đoàn. Do đó, có thể cho rằng, vấn đề 2% kinh phí công đoàn không phải là gánh nặng cho doanh nghiệp.
-
Giữ kinh phí công đoàn 2%, không “chốt” cứng tỷ lệ phân phối -
Tổng thống Rumen Radev mong muốn VinFast sớm nghiên cứu, đầu tư vào Bulgaria -
Dự kiến chiều 27/11 trình Quốc hội việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận -
Bãi bỏ 30 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực Công thương -
Tăng ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng lên 200 triệu đồng -
Quốc hội nhất trí đưa phân bón quay lại chịu thuế giá trị gia tăng 5% -
Doanh nghiệp tư nhân cũng được hành nghề công chứng
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia - Cần phương án hài hoà hơn
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng và xã hội
- Thủ Đức: Điểm đến kinh tế sáng tạo với môi trường sống lý tưởng
- Ngân hàng Phương Đông - Thương hiệu truyền cảm hứng năm 2024
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung