-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 140/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 126/2017/NĐ-CP, Nghị định 91/2015/NĐ-CP và Nghị định 32/2018/NĐ-CP, nhằm xử lý triệt để vướng mắc về đất đai để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa (CPH).
. |
Đã có quy định, nhưng không làm
Vướng mắc lớn nhất khiến giai đoạn 2016 - 2020 chỉ hoàn hành được khoảng 28% kế hoạch CPH (37/128 doanh nghiệp) là do vướng mắc về đất đai. Theo Nghị định 126/2017/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần đã quy định, các doanh nghiệp thuộc diện CPH có trách nhiệm rà soát toàn bộ diện tích đất đang quản lý, sử dụng để lập phương án sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, pháp luật về sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trước thời điểm quyết định CPH.
Theo ông Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, quy định trên chưa tách bạch rõ phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công với phương án sử dụng đất khi CPH. Nghị định 126/2017/NĐ-CP cũng chưa có quy định cụ thể về trình tự, thẩm quyền phê duyệt phương án sử dụng đất khi CPH. Đây chính là vướng mắc lớn nhất trong xử lý đất đai trước khi thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước.
Chia sẻ vấn đề này, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, không chỉ có doanh nghiệp thuộc diện CPH mới bắt buộc phải rà soát toàn bộ diện tích đất đang quản lý, sử dụng để lập phương án sử dụng đất, mà Luật Đất đai, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đã quy định, tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có vốn nhà nước phải thực hiện rà soát toàn bộ diện tích đất đang quản lý, sử dụng, lập phương án sử dụng đất của toàn bộ diện tích đất, bảo đảm phù hợp với pháp luật về sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng tại địa phương; phù hợp với chiến lược phát triển doanh nghiệp.
Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đã siết lại việc quản lý, sử dụng đất đai theo hướng công khai, minh bạch trên cơ sở yêu cầu tất cả cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có liên quan đến đất đai phải thực hiện rà soát lại, lập phương án sử dụng đất, nếu sử dụng không đúng mục đích, quy hoạch, kế hoạch thì phải trả lại Nhà nước.
Ông Tiến cho rằng, đáng ra việc này phải được thực hiện nghiêm túc từ tháng 7/2014 (Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực), nhưng rất nhiều địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có vốn nhà nước không thực hiện do không có chế tài đủ mạnh để xử lý.
Chậm có ý kiến về phương án sử dụng đất sẽ bị kỷ luật
“Tại sao hàng trăm mảnh, hàng ngàn mảnh đất doanh nghiệp quản lý được, mà không sắp xếp được? Chẳng qua là không muốn minh bạch do doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng rất nhiều mảnh đất không đúng mục đích, cho thuê, cho mượn, giờ sắp xếp lại sẽ buộc phải trả lại Nhà nước. Đây là lỗ hổng đã được Nghị định 140/2020/NĐ-CP bịt lại theo hướng quy trách nhiệm cho từng chủ thể”, ông Tiến nói.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông Đinh Tiến Dũng, việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong triển khai Luật Đất đai; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công chưa được thực hiện nghiêm, thường xuyên; nhiều doanh nghiệp chỉ đến khi CPH mới sắp xếp, xử lý đất đai, dẫn đến làm chậm quá trình CPH, phát sinh nhiều vướng mắc chưa được xử lý triệt để dẫn đến gây thất thoát. Việc minh bạch hóa sử dụng đất đai chưa được thực hiện nghiêm túc; vẫn còn có sự chưa phối hợp đồng bộ giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu với cơ quan quản lý đất đai trên địa bàn; còn có hiện tượng né tránh trách nhiệm trong xem xét, xử lý tồn tại, thiếu sót trong thực hiện sắp xếp, xử lý nhà, đất tại các doanh nghiệp nhà nước...
Nghị định 140/2020/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành, theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, chính là việc hoàn thiện cơ chế, chính sách phục vụ chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước theo hướng tăng cường công khai, minh bạch, tính đúng, tính đủ giá trị doanh nghiệp khi CPH; tách quá trình xử lý liên quan đến đất đai ra khỏi quá trình CPH theo nguyên tắc, doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án sử dụng đất trước khi công bố giá trị doanh nghiệp, qua đó hạn chế thất thoát vốn, tài sản nhà nước trong quá trình CPH, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bán cổ phần và thu hút được nhà đầu tư có tiềm năng.
Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính)
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025