Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 24 tháng 12 năm 2024,
Khuyến cáo mức rau quả tiêu thụ hàng ngày
D.Ngân - 27/07/2024 17:40
 
Mức rau quả tiêu thụ cho người trưởng thành cần khoảng 300gram/người/ngày; với trẻ em cần lượng từ 100 - 200gram/trẻ/ngày.

Trong rau, quả có nhiều vitamin, chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Rau, quả gây thèm ăn, kích thích chức năng tiết dịch của các tuyến tiêu hóa (rau mùi, hành, tỏi...) chống táo bón và quét nhanh chất độc, cholesterol thừa ra khỏi ống tiêu hóa. Một số loại rau, nhất là rau gia vị còn có tác dụng chữa bệnh và là nguồn kháng sinh thực vật quý như hành, tỏi, tía tô...

Mức rau quả tiêu thụ cho người trưởng thành cần khoảng 300g/người/ngày; với trẻ em cần lượng từ 100 - 200g/trẻ/ngày.

TS.Bùi Thị Mai Hương, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, mức rau quả tiêu thụ cho người trưởng thành cần khoảng 300gram/người/ngày; với trẻ em cần lượng từ 100 - 200gram/trẻ/ngày.

Trong rau, quả có nhiều vitamin, chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Rau, quả gây thèm ăn, kích thích chức năng tiết dịch của các tuyến tiêu hóa (rau mùi, hành, tỏi...) chống táo bón và quét nhanh chất độc, cholesterol thừa ra khỏi ống tiêu hóa. Một số loại rau, nhất là rau gia vị còn có tác dụng chữa bệnh và là nguồn kháng sinh thực vật quý như hành, tỏi, tía tô...

Còn với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, theo TS. Bùi Thị Mai Hương, trong xã hội hiện đại, mọi người bận rộn, sử dụng các thực phẩm cấp đông là một xu hướng ngày càng phổ biến, tiện lợi. Việc cấp đông - rã đông đúng cách vẫn đảm bảo dinh dưỡng và an toàn của thực phẩm.

Tuy nhiên, nhiều người có những thói quen cấp đông - rã đông thực phẩm không phù hợp, khiến thực phẩm biến chất, giảm chất dinh dưỡng. Điển hình nhất là thói quen rã đông rồi lại cấp đông lại thực phẩm.

Theo đó, nhiều người khi cấp đông thực phẩm không chia nhỏ khẩu phần, mà để thành tảng to đến khi sử dụng, thực phẩm đông đá thành khối vững chắc không thể chia nhỏ.

Một sai lầm khác là cấp đông lại thực phẩm đã rã đông, điều này rất nguy hiểm, vì tất cả các quá trình rã đông đều có nguy cơ để các vi sinh vật phát triển rất mạnh trong thực phẩm đó.

Hơn nữa, sau khi rã đông, thực phẩm không được ủ đông nhanh ngay sau đó, sẽ làm mất nước và biến tính về mặt dinh dưỡng, tức là thực phẩm không còn hàm lượng dinh dưỡng như lúc đầu.

Theo chuyên gia này, các chị em nội trợ nên chuẩn bị cho bữa ăn ngày hôm sau từ tối hôm trước. Định ăn loại thực phẩm nào thì lấy từ tủ đông cho vào ngăn mát tủ lạnh để ngày hôm sau chế biến.

Đây là cách rã đông thực phẩm phổ biến và an toàn mà nhiều người thường áp dụng. Thịt gia cầm, cá, thịt xay sau khi đã rã đông bằng cách này có thể để an toàn trong ngăn mát thêm 1-2 ngày nữa trước khi chế biến.

Cần lưu ý, khi để trong ngăn mát tủ lạnh phải để ở khu riêng, trong hộp đóng kín, không để lẫn thực phẩm chín để tránh tình trạng nhiễm chéo vi khuẩn sang đồ chín, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Hoặc có thể lấy trực tiếp từ tủ đông, sử dụng chức năng rã đông của lò vi sóng để làm mềm thực phẩm, tiện cho việc chế biến. Sau khi rã đông cần chế biến ngay, tránh việc tiếp tục để bên ngoài nhiệt độ môi trường làm vi khuẩn sinh sôi, phát triển.

Trước khi cấp đông thực phẩm, mọi người cũng cần rửa sạch thực phẩm, để ráo nước (hoặc sử dụng giấy thấm khô thực phẩm), rồi chia khẩu phần ăn phù hợp, cho vào hộp để cấp đông để tiện sử dụng sau này, đảm bảo thực phẩm tươi ngon, dinh dưỡng tốt nhất.

Cũng theo lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng, không một loại thực phẩm nào có thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể.

Vì vậy, mỗi người cần phối hợp ăn nhiều loại thực phẩm và thường xuyên thay đổi món ăn để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng phức tạp của cơ thể.

Mỗi ngày, mỗi người cần ăn tối thiểu 15 loại thực phẩm đại diện từ 4 nhóm gồm chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.

Thực phẩm chế biến sẵn, đóng gói đang ngày càng nhiều, trở thành xu hướng trong bữa ăn vì sự tiện lợi, đặc biệt là giới trẻ.

Hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm chế biến sẵn chắc chắn có sự thay đổi trong quá trình chế biến và bảo quản. Cụ thể, hàm lượng này sẽ giảm so với nguyên liệu thô ban đầu.

Ví dụ, thực phẩm chứa vitamin A, C, chỉ cần để ngoài ánh sáng cũng có thể làm hao hụt các vitamin này. Quá trình nhiệt (lấy thực phẩm từ nhiệt độ lạnh ra ngoài) cũng làm hao hụt hàm lượng vitamin. Ngoài ra, tùy cách chế biến thì hàm lượng các chất dinh dưỡng cũng sẽ mất dần theo thời gian bảo quản.

Tuy nhiên, nhà sản xuất thực phẩm chế biến sẵn sẽ đánh giá, theo dõi hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm sau khi chế biến, từ đó công bố thời gian bảo quản, sử dụng cùng với hàm lượng dinh dưỡng. Tức là người dùng có thể nhận biết được hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm qua thông tin in trên bao bì sản phẩm, bảo quản theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

Thực phẩm đã mở bao bì thì thời hạn sử dụng không kéo dài như trên nhãn bao bì, mà chỉ nên sử dụng trong một tuần sau khi mở.

Người dân nên chọn thực phẩm chế biến sẵn từ các thương hiệu uy tín, dán nhãn đầy đủ trên bao bì, giảm đường, giảm muối. Trong bữa ăn bạn nên kết hợp với các thực phẩm thô, ít chế biến và tăng cường chất xơ.

Chế độ dinh dưỡng cho người tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu
Tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu đều được xem là nguyên nhân chính của các bệnh mạn tính như suy tim, xơ vữa động mạch, suy thận, đái tháo...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư