-
Kinh doanh khó khăn, PLC xin giảm hơn 50% kế hoạch lợi nhuận năm -
Vinafood II muốn bầu thêm thành viên Hội đồng quản trị -
PVS - tâm điểm rút ròng của khối ngoại -
Công ty mẹ không mua hết lượng cổ phiếu đăng ký tại Năm Bảy Bảy -
FLC có tân Chủ tịch, "người cũ" trở lại ghế CEO -
Chủ tịch và Giám đốc công ty khai thác vàng duy nhất trên sàn đồng loạt từ nhiệm
Đến cuối năm 2020, Kido đã đứng thứ 2 trong ngành dầu ăn tại Việt Nam, với thị phần khoảng 30%. |
Mảng dầu ăn gặp khó
Theo số liệu kết quả kinh doanh vừa công bố, Tập đoàn Kido và các công ty thành viên thu về bình quân 22,69 tỷ đồng doanh thu hợp nhất từ mảng dầu ăn mỗi ngày.
Dù mới bước chân vào mảng dầu ăn ít năm, sau khi bán đi mảng kinh doanh truyền thống là bánh kẹo, song Kido đã thông qua các thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) để mua lại phần vốn góp với tỷ lệ chi phối tại 3 thương hiệu dầu ăn nội là Vocarimex, Dầu thực vật Tường An và Dầu ăn Golden Hope Nhà Bè (nay là KIDO Nhà Bè).
Đứng trên vai “những người khổng lồ” của ngành, đến cuối năm 2020, Kido đã đứng thứ 2 trong ngành dầu ăn tại Việt Nam, với thị phần khoảng 30%.
Nửa đầu năm 2021, doanh thu bán hàng riêng mảng dầu ăn đạt 4.107 tỷ đồng, tăng 16,7% so với cùng kỳ và chiếm 83% trong tổng doanh thu 4.898 tỷ đồng tập đoàn này trong kỳ.
Với vai trò thực phẩm thiết yếu, nhu cầu trong thị trường dầu ăn không gặp khó như nhiều ngành kinh doanh khác trong đại dịch. Tuy nhiên, việc các khoản chi phí đầu vào, nhất là nguyên liệu, cùng áp lực cạnh tranh giữa các ông lớn trong ngành lại “gây khó” cho Kido.
Riêng tại CTCP Dầu thực vật Tường An - công ty con do Kido nắm tỷ lệ sở hữu 75,44% và là đơn vị chủ lực mang về doanh thu dầu ăn chính cho Tập đoàn, biên lợi nhuận gộp đã sụt giảm mạnh. Mỗi 100 đồng doanh thu chỉ còn mang về 8,38 đồng lợi nhuận gộp, trong khi nửa đầu năm 2020 mang về bình quân 13,85 đồng. Doanh thu bán hàng của Tường An đạt 3.041 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ, nhưng lợi nhuận chỉ tăng 25%, lên 106 tỷ đồng.
Trong khi đó, biên lợi nhuận gộp của Tổng công ty Dầu thực vật Việt Nam - Vocarimex (Kido nắm 51% vốn) lại được cải thiện nhờ giá bình quân tồn kho thấp hơn giá thị trường, nhưng quy mô doanh thu lại thu hẹp đáng kể.
Cùng với đó, chi phí bán hàng cho riêng mảng này đã tăng 73%, từ 253 tỷ đồng lên 437 tỷ đồng. Việc chi mạnh tay cho hoạt động bán hàng cũng là nguyên nhân chính khiến Kido lỗ hơn 88 tỷ đồng, nếu bóc tách riêng mảng dầu ăn. Dẫu vậy, nhờ mảng thực phẩm và các mảng khác, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của Kido vẫn lãi 342 tỷ đồng, tăng 83% so với nửa đầu năm 2020.
Đối thủ đáng gờm
Đối thủ lớn nhất của Kido tại thị trường dầu ăn là Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân (Calofic) - công ty con của Wilmar, một trong những tập đoàn sản xuất dầu cọ cũng như dầu ăn lớn nhất thế giới sở hữu nhiều nhãn hiệu dầu ăn lớn ở Việt Nam như Neptune, Simply, Meizan... Đây cũng là công ty liên kết mà Kido nắm giữ vốn gián tiếp qua Vocarimex - cổ đông sáng lập của Calofic.
Bảng xếp hạng thương hiệu 2021 do Hãng nghiên cứu thị trường Kantar thực hiện và công bố hồi tháng 6/2021 đã xếp Calofic là thương hiệu có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong bảng xếp hạng các nhà sản xuất hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tại các tỉnh, thành phố (không kể 4 thành phố lớn). Bảng xếp hạng này tính trên điểm tiếp cận người tiêu dùng (CRP) - đơn vị đo lường dựa trên tỷ lệ hộ gia đình mua và tần suất mua.
Tại các tỉnh, thành phố (không kể 4 thành phố lớn), Tường An đứng thứ 10. Hai nhãn hiệu của Calofic là Simply và Meizan lần lượt ở vị trí 29 và 24.
Chỉ trong vòng 5 năm, Kido đã chi tổng cộng gần 2.430 tỷ đồng để mua vốn góp tại 3 doanh nghiệp dầu ăn trong nước. Ngoài số vốn đầu tư ban đầu, hàng kỳ, chi phí bán hàng cho mảng dầu ăn là khoản không nhỏ và liên tục gia tăng. Ngân sách cho hoạt động bán hàng nửa đầu năm 2021 xấp xỉ chi phí hồi năm 2018.
Một trong những lợi thế của Kido là mạng lưới kênh bán hàng và chuỗi logistics vốn đã được xây dựng từ khi kinh doanh trong lĩnh vực bánh kẹo trước đây. Tận dụng các kênh bán hàng để phân phối các sản phẩm là nhiệm vụ được đề ra cho những năm tới. Tuy nhiên, kênh bán lẻ đã có nhiều sự thay đổi khi có sự vươn lên của hàng loạt chuỗi lớn có thể ảnh hưởng đến “quyền lực” của người bán là các doanh nghiệp sản xuất như Kido.
Thời gian này, ngoài sản phẩm chủ lực là dầu ăn đang góp tới 83% doanh thu, Kido cũng chủ động đa dạng hóa sản phẩm thông qua việc trở lại ngành bánh kẹo, như liên doanh với Vinamilk để cho ra thương hiệu nước giải khát Vibev, hay dự án bán lẻ theo chuỗi cửa hàng Chuk Chuk…
-
Vinafood II muốn bầu thêm thành viên Hội đồng quản trị -
PVS - tâm điểm rút ròng của khối ngoại -
SCIC muốn thoái vốn, TTL bật tăng trần 3 phiên liên tiếp -
Concert "Anh trai vượt ngàn chông gai" và "Anh trai Say Hi" bùng nổ, nhà sản xuất và nhà tài trợ hưởng lợi thế nào? -
Công ty mẹ không mua hết lượng cổ phiếu đăng ký tại Năm Bảy Bảy -
FLC có tân Chủ tịch, "người cũ" trở lại ghế CEO -
Chủ tịch và Giám đốc công ty khai thác vàng duy nhất trên sàn đồng loạt từ nhiệm
-
1 Bộ Công an khởi công Dự án xây dựng sân bay Gia Bình tại tỉnh Bắc Ninh -
2 Ngân hàng mạnh tay tăng lãi suất tiền gửi: Không phải do thanh khoản căng -
3 Đột phá mở đường cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 3: Thước đo mới cho công tác cán bộ -
4 Tin vắn Đầu tư Online ngày 11/12 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/12
- PJICO tham dự Ngày hội “Hành trình nghề nghiệp và Kết nối việc làm” năm 2024
- Nhà thông minh biết nói Comfee: Bước tiến mới về công nghệ gia dụng
- Agribank dành hơn 14 tỷ đồng tặng khách hàng tham gia chương trình “Xuân tích lũy - Quỹ đong đầy”
- Larue tiếp tục hỗ trợ nước sinh hoạt cho người dân Tiền Giang
- KCN Lai Vu mời thẩm định giá đối với máy móc thiết bị lắp đặt tại Nhà máy Xử lý nước thải
- Acecook Việt Nam và những nỗ lực vì một Việt Nam phát triển bền vững