-
Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp -
Gần 140 dự án tham gia Diễn đàn Mekong startup lần II/2024 -
Đại hội Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình lần thứ IV: Tự tin lãnh đạo - Kiến tạo tương lai -
Tập đoàn LEGO bắt đầu vận hành thử nhà máy 1,3 tỷ USD tại Bình Dương -
Tập đoàn ITL đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 6/11/2024
Top 10 công ty uy tín ngành thực phẩm - đồ uống năm 2018 được xây dựng dựa trên các nguyên tắc khoa học và khách quan. Các công ty được đánh giá, xếp hạng dựa trên 3 tiêu chí chính: Một là, năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất (tổng tài sản, tổng doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả hoạt động, hiệu quả sử dụng vốn…; hai là, uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding (mã hóa các bài viết về công ty trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng); ba là, khảo sát người tiêu dùng về mức độ nhận biết và sự hài lòng với các sản phẩm/dịch vụ của công ty; khảo sát chuyên gia đánh giá vị thế của các công ty trong ngành và khảo sát doanh nghiệp được thực hiện trong tháng 9/2018 về quy mô thị trường, lao động, vốn, tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, kế hoạch hoạt động trong năm 2018.
Cùng với kem, các sản phẩm từ sữa và thực phẩm đóng gói, dầu ăn là một trong những sản phẩm trung tâm của KIDO trong chiến lược “lấp đầy gian bếp Việt” |
Qua nghiên cứu, Vietnam Report đã tìm ra các gương mặt tiêu biểu nhất của ngành thực phẩm - đồ uống năm 2018 theo các nhóm sản phẩm chính: nhóm sữa, đường, bánh kẹo; nhóm thực phẩm đóng gói, gia vị, dầu ăn…
Hiện thực hóa chiến lược “lấp đầy gian bếp Việt”
Ông Trần Lệ Nguyên, Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn KIDO chia sẻ, đây là năm thứ 2 liên tiếp sau quá trình chuyển đổi, thâm nhập vào mảng thực phẩm thiết yếu, KIDO lọt Top doanh nghiệp tiêu biểu của ngành thực phẩm do Vietnam Report bình chọn. Điều này là vinh dự, song cũng tạo áp lực cho Doanh nghiệp luôn phải đổi mới, sáng tạo để duy trì và nâng cao vị thế trong ngành.
“KIDO đã phát huy các nền tảng sẵn có để duy trì và phát triển vị thế dẫn đầu trong ngành hàng lạnh với các sản phẩm kem, sữa, các sản phẩm từ sữa và mở rộng danh mục sản phẩm sang lĩnh vực thiết yếu với thực phẩm đông lạnh, dầu ăn, mì ăn liền, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm đóng gói tiện lợi… nhằm chăm sóc gian bếp gia đình Việt và phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng”, ông Nguyên chia sẻ.
Tổng giám đốc điều hành KIDO cho biết thêm, kể từ năm 2015, khi chính thức chuyển mình, đặt dấu chân trên thị trường thực phẩm thiết yếu, sứ mệnh của KIDO là luôn giữ vị trí tiên phong trên thị trường thực phẩm, từng bước thực hiện hóa mục tiêu trở thành tập đoàn thực phẩm hàng đầu Việt Nam và vươn tầm Đông Nam Á.
Sau những thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) đình đám, tung ra rất nhiều sản phẩm mới trong năm 2018, chiến lược “lấp đầy gian bếp Việt” của KIDO đang dần được hiện thực hóa với các sản phẩm trung tâm là dầu ăn, kem, các sản phẩm từ sữa, thực phẩm đóng gói. Đồng thời, Tập đoàn cũng đẩy mạnh mở rộng mảng đông lạnh.
Để thực hiện được điều này, con đường ngắn nhất, theo KIDO, là thông qua hoạt động M&A các doanh nghiệp lớn trên thị trường thực phẩm. Cụ thể, sau khi mua lại Công ty Dầu thực vật Tường An và nắm quyền cổ đông chi phối (51%) tại Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex), KIDO đã trở thành doanh nghiệp nắm giữ thị phần đáng kể trong ngành dầu ăn. Hiện dầu ăn vẫn là sản phẩm cốt lõi khi đóng góp tới 43,7% trong tổng doanh thu của toàn Tập đoàn.
Ngoài ra, KIDO đã đầu tư sở hữu 50% vốn của Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Dabaco (Dabaco Food, trực thuộc Tập đoàn Dabaco Việt Nam). Cùng với thế mạnh của KIDO trong mảng thực phẩm đông lạnh (chiếm 40,2% thị phần kem tại thị trường trong nước), việc hợp tác với Dabaco Food sẽ thúc đẩy quá trình thâm nhập và chinh phục thành công mảng thực phẩm đông lạnh nhiều tiềm năng tại Việt Nam.
Dư địa cho ngành thực phẩm - đồ uống tại Việt Nam
Trong thời gian qua, không chỉ KIDO, hoạt động M&A trong ngành thực phẩm - đồ uống nói chung diễn ra rất sôi động, cả về số lượng và chất lượng các thương vụ, góp phần tạo nên những “ông lớn” của ngành thực phẩm - đồ uống, điển hình như Masan, Thành Thành Công, Pan Group… Các tên tuổi lớn trong ngành thực phẩm đến từ Thái Lan, Hàn Quốc với lợi thế về tài chính, kinh nghiệm và công nghệ cũng tích cực đầu tư vào Việt Nam, cho thấy dư địa cho ngành chế biến thực phẩm của Việt Nam vẫn còn rất lớn, đặc biệt trong ngành đồ uống, thực phẩm chế biến.
Số liệu khảo sát của Vietnam Report cũng cho thấy, thực phẩm - đồ uống đang chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng, chiếm 34% tổng mức chi tiêu.
Báo cáo của Vietnam Report cũng chỉ rõ, cơ hội phát triển của các thương hiệu thực phẩm - đồ uống tại Việt Nam đang rất rộng mở. Khi các doanh nghiệp nước ngoài có mặt nhiều hơn tại thị trường Việt Nam, sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác đầu tư sản xuất, tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng chuyển giao công nghệ, đưa sản phẩm trở nên đa dạng hóa và tiện ích. Song song với đó, tính cạnh tranh được đẩy lên, kích thích các doanh nghiệp trong nước thích nghi đổi mới để hòa vào “sân chơi” thương mại chung.
Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, để có thể cạnh, thương hiệu mạnh là chưa đủ, mà còn phải uy tín. Vì vậy trong thời gian tới, các doanh nghiệp ngành thực phẩm - đồ uống cần đầu tư hơn nữa cho việc quảng bá và phát triển hình ảnh, mỗi doanh nghiệp phải có định hướng và bản sắc riêng để ghi dấu tên mình trên thị trường.
Theo Tổng cục Thống kê, ngành thực phẩm - đồ uống hiện chiếm khoảng 15% GDP của Việt Nam và có xu hướng tăng lên trong thời gian tới. Tổ chức Giám sát Kinh doanh quốc tế (BMI) cũng dự báo, tốc độ tăng trưởng ngành thực phẩm và đồ uống sẽ cao hơn trong giai đoạn 2016 - 2019, trong đó, khả năng Việt Nam sẽ đứng ở vị trí thứ ba châu Á.
Bên cạnh đó, tỷ lệ dân số trẻ ngày một cao, mức thu nhập được cải thiện và thói quen mua sắm thực phẩm chế biến sẵn ngày càng phổ biến; sự dồi dào, phong phú của các sản phẩm nông nghiệp - nguồn nguyên liệu thô cung ứng cho hoạt động chế biến thực phẩm, đồ uống… là những lợi thế để các doanh nghiệp trong ngành đa dạng hóa chủng loại sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu liên tục thay đổi của người tiêu dùng. Đây cũng là những điều kiện thuận lợi góp phần giúp Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ thực phẩm tiềm năng trong khu vực.
-
Kết nối giao thương, thúc đẩy xuất khẩu sang châu Mỹ -
Tập đoàn ITL đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 6/11/2024 -
Tập đoàn BRG tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam -
Khánh Hòa hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa -
Gạo Hạt Ngọc Trời được vinh danh “Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024” -
DOJI được vinh danh thương hiệu quốc gia Việt Nam 14 năm liên tiếp
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/11 -
2 Gần 27,26 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam, xu hướng tăng đang chậm lại -
3 Sửa đổi Luật Đầu tư: Giảm thủ tục, thời gian nhưng không giảm chất lượng dự án -
4 Nhiều dự án đất nền phía Nam không người ở -
5 Tiết lộ về vị đại gia "ôm" lô đất đấu giá 103 triệu đồng/m2 tại huyện Hoài Đức
- Mời thi tuyển phương án kiến trúc dự án Tòa nhà 85 Ngụy Như Kon Tum
- Bee Logistics đón nhận giải Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024: Khẳng định uy tín toàn cầu
- HKDO - Lợi ích toàn diện cho hộ kinh doanh và cơ quan quản lý
- InterGreat Education Group được vinh danh tại Giải thưởng SME100 châu Á 2024
- Vinhomes và VinFast là thương hiệu - sản phẩm quốc gia Việt Nam
- Medlatec đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024