Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 18 tháng 05 năm 2024,
Kinh doanh khôn ngoan nhờ vốn vay ngoài
Anh Vũ - 26/03/2016 14:37
 
Có rất nhiều lý do để doanh nghiệp tiếp tục mở rộng đầu tư trong năm 2016 này,nhưng câu chuyện về nguồn vốn vay hay vốn tự có lại khiến các ông chủ đứng ngồi không yên

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã trải qua năm 2015 với những tin vui khi Việt Nam ký kết nhiều hiệp định thương mại và tham gia cộng đồng kinh tế chung của khu vực. Đây chính là lý do để nhiều doanh nghiệp tiếp tục mở rộng đầu tư trong năm 2016 này. 

Trong đó, vốn đầu tư từ nước ngoài vào nhiều hơn, hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ, thông tin minh bạch và cạnh tranh công bằng sẽ là những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của DN, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ.

Thị trường Asean hơn 600 triệu dân, Liên minh Châu Âu (EU) 500 triệu dân và thị trường của 12 thành viên TPP khoảng 800 triệu dân là mảnh đất màu mỡ để DN khai thác. Lợi thế từ việc hàng rào thuế quan được dỡ bỏ cũng phần nào tăng lợi thế cho hàng Việt cả trong nước và xuất khẩu.

Các chuyên gia cho rằng, với năng lực vốn có cùng sự nhanh nhẹn, nhạy bén trong kinh doanh, các DN Việt hoàn toàn có thể vươn xa hơn trên trường quốc tế. Không chỉ các DN lớn mà các DN nhỏ và vừa cũng sẽ có cơ hội lớn mạnh, trở thành những DN triển vọng trong thời gian tới.

Vấn đề còn lại của DN là làm sao nâng cao năng lực cạnh tranh, sản xuất ra những sản phẩm đủ sức cạnh tranh bền vững với DN các nước. Nhiều doanh nghiệp đang loay hoay với bài toán này, vì muốn nâng cao khả năng cạnh tranh thì cần nguồn vốn, nhất là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu.

Chẳng hạn, có một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông sản xuất khẩu. Nằm trong kế hoạch phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, hiện doanh nghiệp đang tiến hành xây dựng thêm nhà máy mới với công suất 250 tấn/năm và có kế hoạch nâng lên 400 tấn/năm.

Tuy nhiên việc nâng công suất nhà máy lên gần gấp đôi như vậy đòi hỏi thêm một khoản đầu tư không hề nhỏ. Và chính trong quá trình bàn bạc để tìm phương án tài chính cho cho kế hoạch đó, CEO và các cổ đông đã có những ý kiến trái ngược nhau.

Ông Nguyễn Duy Linh, Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Kinh doanh và Phát triển Nhà An Phú (ngồi giữa) trong vai trò CEO của tình huống này
Ông Nguyễn Duy Linh, Giám đốc Công ty Cổ phần Kinh doanh và Phát triển Nhà An Phú (ngồi giữa) trong vai trò CEO của tình huống này

Các cổ đông cho rằng, lĩnh vực nông sản hiện đang có nhiều nhà đầu tư quan tâm và muốn nhạy vào, cơ hội để tìm vốn từ các đối tác bên ngoài rất lớn. Các cổ đông đề nghị đi vay ngân hàng hoặc thuê mua tài chính để giải quyết vấn đề vốn cho việc mở rộng sản xuất của doanh nghiệp. Thậm chí, kêu gọi đối tác tham gia đầu tư và trở thành cổ đông của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, CEO lại không nghĩ thế, bởi việc phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài sẽ gây ra nhiều áp lực lãi vay và liên quan đến tài sản thế chấp. CEO đề nghị đợt chia cổ tức sắp tới đây, công ty nên hoãn thêm 3 năm nữa để lấy khoản tiền này tiến hành đầu tư cho hoạt động mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Như vậy, doanh nghiệp vừa không phải phụ thuộc nguồn vốn bên ngoài vừa chủ động được trong các hoạt động điều hành sản xuất, kinh doanh của mình.

Sau ba năm nữa, khi doanh nghiệp thành công và lên tầm cao mới, lợi nhuận mang về cho các cổ đông chắc chắn sẽ nhiều hơn.

Thế nhưng, các cổ đông kiên quyết phản đối giải pháp của CEO. Vì không nhất thiết cứ lấy vốn tự có ra để đầu tư mà cần phải biết tận dụng các nguồn lực bên ngoài. Như vậy mới kinh doanh khôn ngoan. Hơn nữa, thời gian vừa qua họ đã phải bỏ tiền đầu tư nhiều trong khi đó chưa thu được đồng lợi nhuận nào. Họ không muốn chờ đợi thêm ba năm nữa.

Vậy CEO (cũng là cổ đông) của công ty cần phải tìm ra một giải pháp trong lúc này để không bị chậm chân trong tận dụng cơ hội kinh doanh mà vẫn có được sự đồng thuận của các cổ đông lớn.

Trong Chương trình CEO – Chìa khoá Thành công được phát sóng trên VTV1 vào 10h Chủ nhật, (27/3) và phát lại vào 8h, thứ Hai (28/3) chủ để này sẽ được tiếp tục bàn thảo với giữa các cổ đông, trước khi CEO tham vấn ý kiến của chuyên gia.  

Chuyên mục được thực hiện với sự hợp tác của Chương trình CEO - Chìa khóa thành công do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia phối hợp sản xuất với sự đồng hành của nhãn hàng OTIV.

Chiến lược tài chính thời TPP
Huy động vốn nhàn rỗi của các cổ đông, nguồn vốn dự phòng tự có hay tham gia thị trường chứng khoán là câu hỏi mà CEO và các cổ đông cần trả...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư