
-
Xem xét miễn trách nhiệm với người thực thi nếu không tư lợi
-
Đề xuất mỗi năm chi khoảng 12.500 tỷ đồng xây dựng pháp luật
-
Chính thức trình Quốc hội 5 nhóm chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
-
Đặt nhiều kỳ vọng đàm phán thuế quan với Mỹ
-
Quan hệ Đối tác chiến lược tăng cường Việt Nam - Thái Lan -
Quốc hội tán thành thông qua sớm chính sách đặc biệt cho kinh tế tư nhân
![]() |
Kỳ họp lần thứ 15 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - Hàn Quốc diễn ra tại Trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Ảnh: K.T) |
Kỳ họp do Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Nguyễn Thế Phương và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Lee Tae-ho đồng chủ trì.
Kỳ họp lần thứ 15 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - Hàn Quốc nhằm rà soát tình hình hợp tác giữa hai nước từ Kỳ họp lần thứ 14 tháng 7/2015 tới nay, đồng thời đề ra phương hướng họp tác ữong thời gian tới. Tại Kỳ họp, hai bên đã trao đổi về tình hình và giải pháp thúc đẩy họp tác trong các lĩnh vực: thương mại, đầu tư, hợp tác phát triển, lao động, môi trường, đất đai, năng lượng, cơ sở hạ tầng, nông nghiệp phát triển nông thôn, tài chính - ngân hàng… và tham gia của hai nước trong các khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế.
Trong lĩnh vực hợp tác phát triển, Việt Nam là đối tác hàng đầu được Hàn Quốc cung cấp ODA, gồm viện trợ không hoàn lại và vốn vay ưu đãi. Từ năm 1993 tới nay, Hàn Quốc đã cấp cho Việt Nam hơn 200 triệu USD viện trợ không hoàn lại, chủ yếu qua phương thức dự án truyền thống cho các lĩnh vực: cải cách hành chính; phát triển nguồn nhân lực; biến đổi khí hậu; xóa đói giảm nghèo; công nghệ thông tin; khoa học công nghệ; phát triển đô thị… Đối với vốn vay ưu đãi, tới nay Hàn Quốc đã cam kết cung cấp cho Việt Nam gần 3 tỷ USD, chủ yếu trong lĩnh vực giao thông, y tế, cấp thoát nước. Hai bên hiện đang đàm phán để ký kết Hiệp định tín dụng khung cho giai đoạn 2016-2020 với quy mô dự kiến khoảng 1,5 tỷ USD. Ngoài viện trợ theo kênh thông thường, hai bên còn đang triển khai thực hiện hợp tác tài chính với tổng quy mô vốn 12 tỷ USD từ các nguồn tín dụng khác nhau.
Về hợp tác đầu tư, Hàn Quốc đứng thứ nhất trong số các nước và vùng lãnh thổ đâu tư vào Việt Nam. Tính tới nay, Hàn Quốc có khoảng 5.500 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 50 tỷ USD. Doanh nghiệp FDI Hàn Quốc là thành phần quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, sử dụng khoảng 70 vạn lao động và đóng góp khoảng 30% tổng giá trị xuất khẩu Việt Nam. FDI của Hàn Quốc chủ yếu thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo (84% tổng vốn đăng ký); chuyên môn R&D; xây dựng; kinh doanh bất động sản... Trong khi đó Việt Nam có 19 dự án đã đầu tư sang Hàn Quốc với tổng số vốn đầu tư là 14,4 triệu USD. Các dự án đều có quy mô nhỏ chủ yếu trên lĩnh vực dịch vụ, thương mại.
Về hợp tác thương mại, Hàn Quốc có vị trí quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Hai nước đã ký Hiệp định Thương mại Tự do song phương năm 2015 và đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 70 tỷ USD vào năm 2020. Năm 2015, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam (sau Trung Quốc và Hoa Kỳ) với tổng kim ngạch giữa hai nước đạt 36,6 tỷ USD trong đó xuất khẩu của Việt Nam là 8,9 tỷ USD (bằng 5,5% tổng xuất khẩu của Việt Nam) và nhập khẩu của Việt Nam là 27,6 tỷ USD (bằng 16,7% tổng nhập khẩu của Việt Nam). Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Hàn Quốc là hàng điện tử; điện thoại; vải; nguyên liệu; sắt thép; máy móc thiết bị... Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc chủ yếu là sản phẩm dệt may và sợi, thủy sản, dầu thô, phương tiện vận tải, gỗ và sản phẩm gỗ…
Về hợp tác lao động, đây là một trong những lĩnh vực hợp tác quan trọng giúp hai nước giải quyết khó khăn của nhau. Hàn Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu lao động trọng điểm của Việt Nam. Tới nay, Việt Nam đã đưa sang Hàn Quốc khoảng 54.000 lao động.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Lee Tae-ho và Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương ký biên bản ghi nhớ tại Kỳ họp (Ảnh: K.T) |
Tại Kỳ họp, hai nước cũng đã trao đổi về các hoạt động hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác như năng lượng, xây dựng, phát triển hạ tầng, tài chính - ngân hàng, nông nghiập, tài nguyên môi trường, khoa học công nghệ, lãnh sự, tư pháp…
Theo Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Lee Tae-ho, tại Kỳ họp lần này, hai bên đã có những thảo luận hiệu quả và mang tính xây dựng, đây sẽ là khung cho hợp tác giữa hai nước trong tương lai.
Đánh giá cao nỗ lực làm việc của hai đoàn, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương khẳng định, các kết quả thảo luận tại Kỳ họp này sẽ được phía Việt Nam báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ để xin ý kiến chỉ đạo, nhằm đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc, qua đó tạo thêm nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và người dân hai nước.

-
Quốc hội tán thành thông qua sớm chính sách đặc biệt cho kinh tế tư nhân -
Thúc đẩy sửa đổi Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Việt Nam - Hoa Kỳ -
Chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân sẽ được Quốc hội quyết ngay tuần này -
Mạnh tay phân cấp ngân sách, cắt giảm thủ tục hành chính -
Kho bạc không để sắp xếp tổ chức ảnh hưởng tiến độ thanh toán vốn đầu tư công -
Đại biểu Quốc hội đề xuất bỏ quy định HĐND bầu chủ tịch UBND -
Trường hợp nào chủ tịch tỉnh trực tiếp điều hành giải quyết công việc ở cấp xã?
-
Honeywell - Công nghệ lọc khí toàn diện cho cuộc sống đô thị
-
Sự kiện mở bán Anlac Green Symphony: Bản giao hưởng xanh đánh thức 5 giác quan
-
Một nhà máy điện phân nhôm ở Đắk Nông lên kế hoạch tuyển 1.000 lao động
-
Căn hộ 2PN chỉ từ 1,86 tỷ đồng tại Đông Bắc Sài Gòn - Cơ hội an cư cho người trẻ
-
Xu hướng nội thất - xây dựng Việt 2025: Người dùng ngày càng tinh tế, nhiều kỳ vọng
-
Chuyển đổi số định hình tương lai ngành tài chính - bảo hiểm