Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Lãnh đạo VPBank lý giải chuyện nhiều tiền nhưng không chia cổ tức
T.L - 29/05/2020 18:42
 
Tại ĐHCĐ diễn ra nhiều nay, lãnh đạo VPBank đã trả lời cổ đông về các vấn đề như trả cổ tức, mua cổ phiếu quỹ, bán cổ phần FE Credit, tăng trưởng tín dụng bằng trái phiếu…
f
Tổng Giám đốc VPBank Nguyễn Đức Vinh

Bán gà đẻ trứng vàng FE Credit chỉ khi có lợi cho ngân hàng

Một trong những nội dung được VPBank đưa ra lấy ý kiến ĐHCĐ hôm nay là  bán cổ phần tại FE Credit, vấn đề này được các cổ đông của FE Credit đặc biệt quan tâm, bởi đây là “gà đẻ trứng vàng” của VPBank. Trong quý I/2020, dù gặp khó khăn do dịch bệnh, song FE Credit vẫn đóng góp tới 44% lợi nhuận cho ngân hàng hợp nhất.

Về vấn đề này, ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch HĐQT VPBank cho hay, thời gian qua HĐQT VPBank đã đàm phán với nhiều nhà đầu tư về việc bán một phần vốn FE Credit.  Mặc dù việc đàm phán đang tạm  gián đoạn do dịch bệnh, song Chủ tịch HĐQT VPBank tin rằng, quá trình đàm phán sẽ tiếp diễn và mang lại kết quả tích cực, bởi FE Credit là công ty tài chính hấp dẫn trong ngành tài chính tiêu dùng tại Việt Nam.

“Tỷ lệ bán vốn tại FE Credit có thể lên tới 49%, nhiều người lo ngại khi đó quyền lợi của ngân hàng mẹ sẽ giảm đi. Song nếu bán 49% vốn, HĐQT sẽ lựa chọn đối tác tốt, họ sẽ đem theo công nghệ, kinh nghiệm và nguồn vốn hùng hậu bổ sung cho FE Credit, hỗ trợ rất tốt cho công ty phát triển. Việc hoái vốn tại FE Credit sẽ bổ sung một lượng vốn không nhỏ cho ngân hàng mẹ, giúp tiếp tục cải thiện các chỉ số tài chính, thuận lợi cho sự phát triển của ngân hàng. Lượng tiền thu được từ thương vụ bán vốn này, HĐQT VPBank sẽ có phương án để sử dụng một cách hiệu quả nhất”, ông Dũng khẳng định.

Không chia cổ tức để tích lũy tăng trưởng

Kết thúc năm 2019, nguồn lợi nhuận chưa phân phối của VPBank lên tới hơn 7.000 tỷ đồng, song lãnh đạo ngân hàng dự kiến không chia cổ tức bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu, mà trình cổ đông giữ lại toàn bộ lợi nhuận năm 2019 để tăng vốn chủ sở hữu.

Tại ĐHCĐ chiều nay, một số cổ đông chất vấn tại sao ngân hàng làm ra nhiều tiền nhưng không chia cổ tức.

Về vấn đề này, ông Bùi Hải Quân, phó chủ tịch HĐQT VPBank cho biết, mục tiêu của ngân hàng giữ lại tiền là để phát triển ngân hàng. HĐQT chia sẻ với mong muốn được chi trả cổ tức của cổ đông, song ngành ngân hàng cần tăng trưởng liên tục, không thể dừng lại, cần tăng quy mô và hướng đến mục tiêu 1 trong những ngân hàng bán lẻ tốt nhất, vì thế ngân hàng không thể đáp ứng được việc chia cổ tức bằng tiền đều đặn hàng năm. HĐQT ngân hàng mong cổ đông chia sẻ với chiến lược đã đề ra.

f
Lãnh đạo VPBank trả lời chất vấn của cổ đông

Thực tế, dù không được chia cổ tức, song nếu xét về giá trị của khoản đầu tư, nếu như  cổ đông đã đầu tư vào ngân hàng thời gian dài thì chắc chắn cổ đông đã có lợi do cổ phiếu ngân hàng tăng cao và cũng đã chia cổ tức.

Tính đến cuối năm 2019, vốn chủ sở hữu của VPBank đã vượt 42.000 tỷ đồng, trong khoảng Top 5 ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất thị trường.

 Casa không thể tăng ngày một, ngày hai – Tăng tín dụng không dựa vào trái phiếu

Một trong những điểm yếu của VPBank, theo Tổng giám đốc Nguyễn Đức Vinh, là chi phí vốn đang khá cao, một phần do khẩu vị của ngân hàng chấp nhận cho vay những phân khúc có rủi ro cao, lợi nhuận cao.

Liên quan đến vấn đề này, có cổ đông đặt câu hỏi, mong muốn của VPBank về việc tăng tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (Casa) nhằm kéo giảm chi phí vốn xuống. Về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Vinh cho hay, VPBank đã có chiến lược trong 3-5 năm tới sẽ chuyển đổi mạnh mẽ sang ngân hàng số, ngân hàng đa năng. Khi đó, Casa của ngân hàng sẽ tăng. Tuy nhiên, việc cải thiện chỉ số Casa phải từng bước một chứ không thể tăng ngay lập tức.

“Casa phụ thuộc vào mô hình khách hàng và chúng tôi đang có chiến lược chuyển đổi mô hình từ ngân hàng cho vay sang ngân hàng đa năng, hướng tới dịch vụ khách hàng, ngân hàng số… Năm ngoái Casa của VPBank đạt gần 24.000 tỷ đồng và chúng tôi đang phấn đấu đạt 34.000 tỷ đồng năm tới, ông Vinh cho biết.

Từ đầu năm đến nay, VPBank là một trong những ngân hàng tăng trưởng tín dụng tốt nhất, song số liệu quý I/2020 cho thấy, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng dựa một phần không nhỏ vào trái phiếu doanh nghiệp.

Về vấn đề này, lãnh đạo VPBank thừa nhận, trong cơ cấu thu nhập quý 1/2020 của VPBank có 700 tỷ đồng từ trái phiếu. Tuy vậy, nguồn thu trái phiếu không đến hàng ngày mà theo thời điểm và chỉ chiếm dưới 25% trong tổng nguồn thu của VPBank. Riêng trong tháng 5, thu nhập từ trái phiếu của VPBank chỉ khoảng 18 tỷ đồng thay vì 200 tỷ đồng như tháng trước đó, song tổng thu nhập tháng 5 của ngân hàng vẫn không thua kém các tháng trước, chứng tỏ ngân hàng không phụ thuộc vào trái phiếu, phần lớn thu nhập đến từ hoạt động lõi.

Việc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, theo CEO VPBank, cũng không đáng sợ. “Nhiều người cho rằng trái phiếu doanh nghiệp rủi ro, song thực ra trái phiếu là công cụ nợ. Ngân hàng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp đều đánh giá rất kỹ, quản lý chặt chẽ như quản lý hoạt động cho vay nên kiểm soát chặt rủi ro. Sở dĩ ngân hàng chọn đầu tư trái phiếu doanh nghiệp bởi các thủ tục pháp lý không ràng buộc nhiều như tín dụng, tính  thanh khoản lại cao. Hiện nay, ngân hàng muốn có các công cụ nợ trong tay để dễ dàng điều tiết, khi cần có thể bán trái phiếu ra thị trường”- Ông Nguyễn Đức Vinh thông tin thêm.

Đối với hoạt động cho vay bất động sản, theo lãnh đạo VPBank, không nên mặc định tín dụng bất động sản là rủi ro mà phải dựa vào cách quản lý, kiểm soát của ngân hàng. Nếu ngân hàng kiểm soát tốt, quản lý tốt thì tín dụng bất động sản không hề rủi ro mà ngược lại.

Thực tế, bất động sản chiếm tới 20% GDP của Việt Nam và chỉ rủi ro khi bị thổi phồng, bong bóng, còn bình thường cho vay mua nhà luôn là mảng quan trọng với các ngân hàng. Bởi trong giai đoạn khó khăn, khủng hoảng nhất, tâm lý của người dân là có thể bán tháo cổ phiếu và tài sản khác mà vẫn giữ bất động sản.

VPBank giải quyết hàng ngàn hồ sơ giảm, giãn nợ mỗi ngày
Trung bình mỗi ngày, VPBank giải quyết hàng nghìn hồ sơ giảm, giãn nợ cho người vay bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Tính đến ngày 4/5, dư nợ của các...
Bình luận bài viết này
  • Tiển 19:27 | 30-05-2020
    VP bank củ chuối, không chia cổ tức thì phải phát thêm cổ phiếu cho các cổ đông.
  • Vân 06:40 | 30-05-2020
    Chuyện cổ tức chia hay không do đại hội cổ đông quyết định. Công ty cổ phần chứ sở hữu cá nhân đâu mà muốn chia thì chia không thì thôi.
Xem thêm trên Báo Đầu Tư