
-
Doanh nhân Lưu Thị Thanh Mẫu: Hậu M&A, hai bên sẽ cùng thắng nếu biết cộng hưởng sức mạnh
-
CEO Lưu Thị Thanh Mẫu: Khát vọng đưa thương hiệu việt vươn tầm thế giới
-
Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam: Mơ lớn để đón những bước nhảy thời đại
-
Doanh nhân trẻ sẽ góp phần đưa Việt Nam về đích trên hành trình thịnh vượng
-
Nữ doanh nhân Thái Hương kêu gọi doanh nghiệp Việt “bước chân sang Nga” -
Start-up sẽ sa lầy nếu quá tập trung vào gọi vốn
![]() |
Lê Hải Vũ, nhà sáng lập, CEO Velasboost. |
Mảnh ghép lấp đầy khoảng trống thị trường
Thị trường thiết bị sạc, cáp tại Việt Nam từ trước đến nay vẫn chia thành 2 phân khúc rõ rệt: phân khúc sản phẩm của các hãng lớn như Anker, Belkin, Morphie… có giá thành rất cao; phân khúc còn lại là các hãng giá rẻ, sản phẩm đa dạng, nhưng không có chứng chỉ chất lượng đảm bảo. Velasboost xuất hiện, như một mảnh ghép phù hợp để lấp đầy khoảng trống giữa hai phân khúc này.
Hải Vũ cho biết, cách đây 9 năm, khi còn là sinh viên Trường đại học Ngoại thương, anh đã mở cửa hàng kinh doanh điện thoại. Tuy nhiên, về sau, công việc đi xuống, Hải Vũ quyết định chuyển hướng sang làm phụ kiện công nghệ để tận dụng tốt tệp khách hàng sẵn có.
Nhận thức rõ, với một thương hiệu mới, nếu tự xây dựng từ đầu thì sẽ khó thuyết phục người tiêu dùng, nhà sáng lập Velasboost chọn đi theo hướng “đứng trên vai người không lồ”. Anh xác định sẽ tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng do Apple, Qualcomm công nhận.
Giai đoạn đại dịch Covid-19 bùng nổ (năm 2019 - 2020), tranh thủ khoảng thời gian rảnh rỗi, Hải Vũ bắt tay vào tính toán phương án triển khai. Anh lựa chọn trở thành nhà phát triển sản phẩm theo tiêu chuẩn Apple với chương trình MFi (Made For iPhone/iPad/iPod), sau đó thuê nhà máy Trung Quốc trong danh sách Apple cung cấp để gia công sản phẩm.


- CEO Lê Hải Vũ
Quá trình này mất gần một năm, với vô vàn khó khăn, từ việc lựa chọn nhà máy sản xuất, trải qua nhiều thủ tục, quy trình phức tạp để Valasboost đạt chứng chỉ MFi. Thậm chí, do những khó khăn về tài chính, Vũ đã phải bán ô tô riêng để tiếp tục duy trì.
Cuối năm 2020, đầu năm 2021, Velasboost cho ra đời sản phẩm đầu tiên là bộ sạc nhanh 18W đạt chuẩn MFi của Apple. Đây là sản phẩm đầu tiên và duy nhất của một thương hiệu Việt đạt chứng chỉ này vào thời điểm đó.
Sản phẩm ra đời trùng thời điểm Apple tuyên bố không bán kèm sạc, cáp trong các dòng sản phẩm từ iPhone 12 trở đi, nên chỉ sau 5 ngày mở bán, Velasboost đã bán được 2.000 bộ sản phẩm.
Năm 2021, Velasboost ra mắt thêm dòng tai nghe không dây đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn APTX do Qualcomm cấp và được xuất hiện trên website của hãng này. Tính đến nay, Velasboost đã phát triển hệ sinh thái phụ kiện lên tới 30 loại sản phẩm khác nhau.
Xây dựng hệ sinh thái
Tháng 7/2022, Hải Vũ cùng đội ngũ Velasboost gọi vốn trong chương trình Shark Tank Việt Nam. Start-up đã nhận được cam kết đầu tư từ Shark Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch Tập đoàn Sunhouse, với số vốn 6 tỷ đồng đổi lấy 50% cổ phần.
Tuy nhiên, với Velasboost, Hải Vũ không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc xây dựng một công ty kinh doanh tốt để thu về lợi nhuận. Anh mong muốn xây dựng hệ sinh thái các sản phẩm phụ kiện công nghệ và gia dụng thông minh, phục vụ cuộc sống của người Việt, với giá cả phù hợp với “túi tiền” người Việt.
Trong năm 2023, mục tiêu đó sẽ được cụ thể hóa qua việc chuẩn bị “trình làng” lô bàn chải điện đầu tiên, với giá chưa tới 200.000 đồng/sản phẩm.
“Chúng tôi muốn trở thành Xiaomi của Việt Nam, tập trung vào các sản phẩm gia dụng thực tế, chứ không mơ mộng chạy theo công nghệ, sản xuất các sản phẩm đắt đỏ”, Hải Vũ chia sẻ.
Năm 2023, Velasboost sẽ từng bước thực hiện mục tiêu sản xuất sản phẩm “made in Việt Nam”, nâng dần tỷ lệ nội địa hóa, thay vì tập trung gia công ở Trung Quốc. Start-up khẳng định đang làm việc với một nhà máy đặt tại Việt Nam, chuyên gia công cho các thương hiệu lớn trên thế giới về mảng sạc nhanh. Nếu hợp tác thành công, Velasboost sẽ sớm cho ra mắt sản sẩm sạc nhanh 20W “made in Việt Nam” 100% trong thời gian tới.
Tất nhiên, để đi đường dài, không chỉ tập trung vào sản phẩm, start-up cần có nguồn lực tài chính vững mạnh. CEO 9x cho biết, đối với ngành hàng mà Velasboost tham gia, mỗi sản phẩm đều cấu thành từ nhiều linh kiện khác nhau, có thể, mỗi quốc gia chỉ sản xuất được vài linh kiện nhất định. Nếu muốn mở rộng quy mô kinh doanh, muốn đưa được sản phẩm của mình vào các cửa hàng, đại lý lớn, start-up cần có sản lượng lớn, đòi hỏi nguồn vốn đầu tư vào sản xuất cũng dồi dào tương ứng.

-
Nguyễn Đỗ Dũng, đồng sáng lập, Tổng giám đốc enfarm Agritech: Giúp nông dân có chuyên gia đồng hành 24/7
-
Phạm Quang Tú, Giám đốc điều hành Prep: Nâng cấp trải nghiệm luyện thi tiếng Anh cùng “giáo viên AI”
-
Doanh nhân Lưu Thị Thanh Mẫu: Hậu M&A, hai bên sẽ cùng thắng nếu biết cộng hưởng sức mạnh
-
CEO Lưu Thị Thanh Mẫu: Khát vọng đưa thương hiệu việt vươn tầm thế giới
-
M&A không chỉ là cơ hội cho người mua, mà của cả người bán -
Doanh nhân trẻ đồng thuận nguyên tắc duy trì bộ gen tử tế trong thời đại biến đổi -
CEO KyberNetwork “trải lòng” sau khi nền tảng blockchain KyberSwap Elastic bị hack 47 triệu USD -
Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam: Mơ lớn để đón những bước nhảy thời đại -
Doanh nhân trẻ Việt Nam tạo việc làm cho hơn 5 triệu lao động -
Câu lạc bộ Doanh nhân Sao Đỏ: Bảng vàng của Doanh nhân trẻ Việt Nam -
Doanh nhân trẻ sẽ có những bước nhảy mang tính thời đại
-
Nutifood ký thỏa thuận tài trợ TP.HCM 1.000 tỷ đồng xây cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
-
EVN NPT tìm kiếm gần 5.000 tỷ đồng cho 13 dự án truyền tải điện
-
Công ty cơ khí Duy Khanh khánh thành nhà máy tại Khu công nghệ cao TP.HCM
-
Vietjet khai trương đường bay thẳng Thượng Hải - TP.HCM
-
UNIQLO tăng trưởng ấn tượng sau 4 năm kinh doanh tại Việt Nam
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Thúc đẩy phát triển chuỗi đô thị du lịch biển