-
Giúp Lào "có biển, có cảng riêng", kết nối đường sắt, đường bộ để hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế độc lập -
Gỡ nút thắt cuối trong điều chỉnh tuyến metro số 2 Hà Nội -
TP.HCM không giải ngân được 6.800 tỷ đồng tại “siêu” Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng -
Hải Phòng: Động thổ nhà máy sản xuất tôn thép Việt Pháp 45 triệu USD -
Đầu tư dự án điện, sau háo hức là thách thức -
Quảng Trị đốc thúc tiến độ và khối lượng giải ngân đầu tư công giai đoạn cuối năm
Phát triển hài hòa công nghiệp và nông nghiệp
Ông Nguyễn Văn Tiều, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An cho biết, với vị trí giáp ranh TP.HCM, trung tâm kinh tế năng động nhất cả nước, nên Long An có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, bất động sản. Tuy nhiên, Long An vẫn đi lên từ tỉnh thuần nông và thực hiện mục tiêu lấy nông nghiệp làm nền tảng cho sự phát triển.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số1439/QĐ-TTg ngày 3/10/2012, thì Long An chỉ dành một phần nhỏ diện tích vùng tiếp giáp với TP.HCM thuộc các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước, Tân Trụ, Thủ Thừa và TP. Tân An (vùng 3) để phát triển đô thị và công nghiệp. Hầu hết diện tích còn lại tập trung cho phát triển nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực, du lịch sinh thái và kinh tế cửa khẩu.
Ông Lê Văn Hoàng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An khẳng định, với định hướng quy hoạch hợp lý, tuy diện tích đất nông nghiệp có điều chỉnh giảm, nhưng nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ nên giá trị thu hoạch trên cùng đơn vị đất sản xuất không ngừng được nâng lên. Mặc dù hiện nay địa phương đang tăng tốc phát triển công nghiệp, đô thị, nhưng diện tích đất lúa hiện tại và định hướng đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 vẫn đảm bảo cho an ninh lương thực theo mục tiêu chung được Chính phủ phê duyệt.
“Với diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên 300.000 ha, mỗi năm tỉnh Long An có năng lực cung cấp cho thị trường các loại nông sản chủ lực với sản lượng lớn, gồm 2,8 triệu tấn lúa, 180.000 tấn rau, 300.000 tấn hoa quả, 72.000 tấn thịt gia súc, gia cầm, 160 triệu quả trứng và khoảng 10.000 tấn thủy sản các loại. Phần lớn diện tích nuôi, trồng được thực hiện theo tiêu chuẩn VietGap, đây là nguồn nguyên liệu rất đáng kể phục vụ cho công nghiệp chế biến”, ông Hoàng cho biết thêm.
Ứng dụng công nghệ cao để tăng giá trị
Cũng theo ông Lê Văn Hoàng, tỉnh Long An có vị trí, điều kiện tự nhiên rất phù hợp phát triển nhiều loại nông sản hàng hóa. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều bất cập, thiếu tính bền vững. Vì vậy, mới đây địa phương đã xúc tiến xây dựng Đề án Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nhằm tìm hướng đột phá về nông nghiệp như tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X đề ra.
Mục tiêu cụ thể của Đề án là chọn 3 cây trồng, 1 vật nuôi để thực hiện ứng dụng công nghệ cao vào các khâu chính (giống, canh tác, sau thu hoạch) để phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh có ít nhất 4 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên sản phẩm chủ lực của tỉnh. Trong đó, có 20.000 ha sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao trong vùng lúa cao sản, xuất khẩu ở các huyện thuộc vùng Đồng Tháp Mười (Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Kiến Tường, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng). 2.000 ha thanh long tại huyện Châu Thành; 2.000 ha rau tại huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa và TP. Tân An; vùng chăn nuôi bò thịt ở Đức Hòa, Đức Huệ và hỗ trợ hình thành 1 đến 2 cơ sở ươm tạo công nghệ cao.
Song song đó, tỉnh Long An cũng đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tập trung vào 6 loại cây: lúa, thanh long, rau, mè, bắp, chanh. Về chăn nuôi, tập trung vào chăn nuôi bò sữa, gia cầm và heo. Về thủy sản, tập trung nuôi cá nước ngọt và tôm. Về đầu tư, ưu tiên đầu tư các dự án phục vụ cho các sản phẩm chủ lực như phát triển hạ tầng, cơ giới hóa, trạm bơm điện, ứng dụng công nghệ cao...
“Để Đề án triển khai thành công, chính quyền các địa phương trong tỉnh Long An đang tập trung công tác tuyên truyền, hướng dẫn nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất. Ngành nông nghiệp tập trung rà soát, điều chỉnh quy hoạch cây trồng, vật nuôi, kiến nghị Trung ương quan tâm đầu tư xây dựng thêm cơ sở hạ tầng như hệ thống cầu, đường, trạm bơm điện, đê bao… tại các vùng sản xuất trọng điểm”, ông Lê Văn Hoàng cho biết.
-
Giúp Lào "có biển, có cảng riêng", kết nối đường sắt, đường bộ để hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế độc lập -
Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
Nhất trí bổ sung một đường băng ở sân bay Long Thành, giãn thời gian đến năm 2026 -
Gỡ nút thắt cuối trong điều chỉnh tuyến metro số 2 Hà Nội
-
TP.HCM không giải ngân được 6.800 tỷ đồng tại “siêu” Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng -
Hải Phòng: Động thổ nhà máy sản xuất tôn thép Việt Pháp 45 triệu USD -
Đầu tư dự án điện, sau háo hức là thách thức -
Quảng Trị đốc thúc tiến độ và khối lượng giải ngân đầu tư công giai đoạn cuối năm -
Đón cơ hội “độc nhất vô nhị” trong ngành bán dẫn -
TP.HCM sắp đón “làn sóng” đầu tư từ Hoa Kỳ -
Tiền Giang tận dụng lợi thế, tiềm năng, tăng cường thu hút đầu tư
- Runway Vietnam tổ chức sự kiện ra mắt thương hiệu trang sức đương đại Vhernier tại Rex Hotel
- Vietnam Airlines mời thầu Gói thầu cho thuê ướt tàu bay giao tháng 1/2025
- Hải sản Hàn Quốc vươn tầm thế giới tại K-Seafood Global Weeks
- Thái Đào Residence - Tiềm năng bứt phá tại thủ phủ công nghiệp Bắc Giang
- Japfa đồng hành cùng người chăn nuôi phòng chống dịch bệnh
- PJICO kiên định với mục tiêu kinh doanh “an toàn, hiệu quả và bền vững”