-
Ngân sách thu 1.200 - 1.500 tỷ đồng/năm nhờ 17 biện pháp phòng vệ thương mại -
CIENCO4 và chiến lược trở thành tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực -
Lãnh đạo FPT, PNJ dự báo tình hình kinh tế 2025 và cơ hội cho doanh nghiệp Việt -
Nghệ An gia hạn 1.356 m2 đất thương mại, dịch vụ cho doanh nghiệp tại huyện Đô Lương -
Chiến lược “song kiếm hợp bích” đưa Bách Việt tăng trưởng bền vững -
Chubb Life Việt Nam tri ân khách hàng tiếp tục hợp đồng với hàng nghìn quà tặng hấp dẫn
Thế giới Di động - một nhà đầu tư ngoại đạo đã mua lượng lớn cổ phần chuỗi bán lẻ dược phẩm An Khang. |
Nhập cuộc với tham vọng lớn
Thị trường phân phối thuốc đang biến động chưa từng có. Không chỉ các tên tuổi có kinh nghiệm trong ngành dược thực hiện các thương vụ M&A triệu đô, mà hàng loạt tên tuổi ngoại đạo trong lĩnh vực bán lẻ công nghệ cũng nhảy vào cuộc chơi với những tham vọng lớn.
Có thể kể đến Thế giới Di động với nhà thuốc An Khang và FPT Retail với nhà thuốc Long Châu. Thế giới số (Digiworld) cũng tham gia phân phối các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và mảng kinh doanh này đã bắt đầu đóng góp vào doanh thu của Digiwold từ đầu năm 2018.
Không chịu kém phần, Công ty Đầu tư và Phát triển Nguyễn Kim muốn nâng tỷ lệ sở hữu từ 24% lên mức chi phối 51% tại Dược Lâm Đồng.
Trong cuộc chơi này, chuỗi nhà thuốc Long Châu của FPT Retail có vẻ đang tham gia quyết liệt nhất. Hiện Long Châu có doanh thu/cửa hàng tốt, ở mức hơn 2 tỷ đồng/tháng. FPT Retail sẽ hợp nhất các nhà thuốc riêng lẻ vào FPT Pharma, công ty con mà FPT Retail sở hữu 75%. Hiện FPT Retail đã được cấp phép xây dựng kho thuốc và sẽ đẩy nhanh tốc độ mở rộng Long Châu trong năm 2019 với 50 cửa hàng mới. Mục tiêu của FPT Retail là sẽ gia tăng độ phủ của chuỗi nhà thuốc này thêm khoảng 100 cửa hàng mỗi năm, để đạt tầm 400 cửa hàng sau 4 năm tiếp theo.
Ngành bán lẻ dược phẩm đang phân chia thành ba kênh: kênh bệnh viện, kênh phòng khám và kênh nhà thuốc. Bà Nguyễn Bạch Điệp, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, kiêm Tổng giám đốc FPT Retail kỳ vọng sẽ chiếm khoảng 30% thị phần kênh bán dược phẩm qua nhà thuốc, với doanh thu đạt khoảng 10.000 tỷ đồng.
Tập đoàn Vingroup cũng vừa chính thức khai trương chuỗi 11 nhà thuốc VinFa tại Hà Nội. Các nhà thuốc này đều nằm kế bên các cửa hàng tiện lợi VinMart+ tại các khu đô thị hoặc các tòa chung cư.
Trong khi thị trường tấp nập, thu hút nhiều người chơi ngoài ngành, với các thương vụ M&A đồn đoán, thì các doanh nghiệp trong ngành vẫn đặt mục tiêu mở rộng, chiếm lĩnh thị phần.
Pharmacity được thành lập từ năm 2011, khởi đầu cho xu hướng nhà thuốc tiện lợi, do ông Christopher Blank (người Mỹ) sáng lập. Chuỗi Pharmacity cùng nhiều chuỗi khác ngoài bán thuốc chữa bệnh còn bán mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dụng cụ y tế... với hơn 100 cửa hàng. Pharmacity đang hướng mục tiêu 500 cửa hàng bán lẻ thuốc tây và thực phẩm chức năng tại TP.HCM. Trong đó 10% là các nhà thuốc nhượng quyền của công ty vào năm 2020, với doanh số đạt 45 triệu USD. Đặc biệt, Pharmacity đang trong giai đoạn tìm kiếm đầu tư và sẽ sớm công bố thương vụ trong vài tháng tới.
Nhận diện rủi ro
Thị trường dược phẩm Việt Nam tuy tiềm năng, nhưng vẫn bị chi phối bởi kênh bán sỉ, kênh bán lẻ chỉ chiếm một phần nhỏ. Đây là cơ hội, nhưng cũng là thách thức lớn cho doanh nghiệp muốn tham gia.
Sau một thời gian tuyên bố rầm rộ, tại Đại hội cổ đông thường niên 2018, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (MWG) cho biết, Công ty đã tạm dừng ý định thâu tóm chuỗi bán lẻ dược phẩm Phúc An Khang để đánh giá lại rủi ro.
Trước đó, MWG từng tuyên bố sẽ mua lại trên 51% cổ phần chuỗi nhà thuốc Phúc An Khang để giữ quyền chi phối, thành lập công ty con và vận hành chuỗi này. Mọi việc dường như đã hoàn tất khi Phúc An Khang tiến hành thay đổi nhận diện thương hiệu, chuyển sang dùng logo giống với logo của chuỗi Thegioididong.com và Điện máy xanh.
Theo ông Robert Trần, CEO khu vực Mỹ, Canada và châu Á - Thái Bình Dương của Tập đoàn Robenny Corporation, các nhà bán lẻ này chỉ có thể tận dụng được kinh nghiệm của mô hình chuỗi, nhưng sẽ gặp phải 3 rủi ro lớn.
Thứ nhất, đó là sự chi phối của kênh bán sỉ, làm sao quản lý được toàn bộ chuỗi cung ứng của nhà thuốc (từ khâu nhập hàng đến tay người tiêu dùng).
Thứ hai là rủi ro về nhân sự. Đặc biệt, rủi ro về nhân sự ngày càng tăng khi ngành y - dược luôn ở trong tình trạng “khát” nhân lực.
Thứ ba là rủi ro xuất phát từ thói quen của người tiêu dùng Việt Nam, họ có thể bỏ hàng giờ để đi siêu thị, nhưng sẽ không bao giờ làm như vậy khi vào nhà thuốc, mà chỉ vào khi cần mua. Đó cũng là lý do vì sao, 2 nhà bán lẻ là Medicare và Guardian chưa thành công khi họ áp dụng mô hình của các chuỗi dược phẩm nước ngoài, kết hợp của hàng tiện lợi với dược phẩm.
Với những thế mạnh kinh nghiệm phân phối, bán lẻ, các tên tuổi như MWG, FPT, Nguyễn Kim, Digiworl… hoàn toàn có thể nhảy vào lĩnh vực dược phẩm, nhưng ông Robert Trần nghi ngờ về khả năng trở thành người điều khiển cuộc chơi. Theo ông, dược phẩm là cuộc chơi của đại gia và uy tín lâu năm, không phải cứ hiểu về ý tưởng, mô hình của chuỗi là có thể làm được.
Mặc dù để tham gia thị trường nhanh hơn và giải quyết bài toán đó, các nhà bán lẻ đều thực hiện các thương vụ M&A. Việc thâu tóm những chuỗi nhà thuốc nhỏ lẻ có thể là bàn đạp để gia nhập thị trường, nhưng nếu muốn trở thành người đứng đầu và định hình lại thị trường, các tên tuổi này không chỉ phải “đốt tiền” để mở rộng, mà còn phải giữ được uy tín.
Quy mô thị trường dược phẩm Việt Nam khoảng 5,3 tỷ USD
Theo Hãng nghiên cứu thị trường Business Monitor International (BMI), quy mô thị trường dược phẩm Việt Nam có giá trị 5,3 tỷ USD. Trong đó, kênh bệnh viện chiếm tới 70% thị phần, chỉ 30% còn lại dành cho các nhà thuốc bán lẻ, tương đương 1,6 tỷ USD.
Ông Robert Trần cho rằng, yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy phát triển bán lẻ dược phẩm hiện đại là người tiêu dùng phải thay đổi nhận thức và thói quen. Khi người tiêu dùng ý thức cần mua đúng thuốc để đảm bảo an toàn sức khỏe, yếu tố tiện lợi về khoảng cách của nhà thuốc truyền thống sẽ không còn thu hút. Người dân sẽ chấp nhận đi xa hơn để được tư vấn và mua thuốc ở những quầy thuốc uy tín, chuẩn mực.
-
Chiến lược “song kiếm hợp bích” đưa Bách Việt tăng trưởng bền vững -
Nghệ An gia hạn 1.356 m2 đất thương mại, dịch vụ cho doanh nghiệp tại huyện Đô Lương -
Chubb Life Việt Nam tri ân khách hàng tiếp tục hợp đồng với hàng nghìn quà tặng hấp dẫn -
Sao Vàng đất Việt tỏa sáng cùng Công ty Minh Vượng -
Tổng công ty 28: Chiến lược của doanh nghiệp xanh -
Ngành công thương quyết liệt chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển -
Khu công nghiệp Liên Hà Thái (Green iP-1): Từ bước chân đầu tiên đến Giải thưởng Sao Vàng đất Việt
- Four Points by Sheraton Hà Giang chính thức ra mắt
- Giáng sinh đầu tiên của cư dân khu đô thị trung tâm thành phố Cao Bằng
- Khơi mạch nguồn yêu thương
- KPMG công bố Báo cáo CEE 2024: Kết nối công nghệ và con người để nâng tầm trải nghiệm khách hàng
- Agribank và Trung tâm RAR - Bộ Công an ký kết triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên Agribank Plus
- VPBank 5 năm liên tiếp được Mastercard vinh danh nhiều giải thưởng danh giá