
-
Bảo vệ người bệnh, không quên bảo vệ người chữa bệnh
-
Cảnh báo đỏ về sự gian dối trong ngành mỹ phẩm
-
Sắp ngừng cấp thẻ BHYT giấy, người dân đi khám bệnh cần lưu ý gì
-
Tin mới y tế ngày 18/5: Cao điểm kiểm tra, xử lý thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả trên toàn quốc
-
Medlatec mở ra chương mới về chẩn đoán hình ảnh với chứng chỉ ISO 15189:2022 -
Ngăn thực phẩm giả hoành hành
Nhiều trang cá nhân, phòng khám tư, cơ sở thẩm mỹ sử dụng những từ khóa "bác sĩ viện 108", "bệnh viện 108" để quảng cáo và thu hút bệnh nhân.
![]() |
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã lên tiếng cảnh báo nhiều đối tượng mạo danh cơ sở y tế này để trục lợi. |
Mới đây, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết thời gian qua, các bác sĩ, chuyên ngành của đơn vị này liên tục bị nhiều cá nhân, phòng khám tư, cơ sở thẩm mỹ sử dụng từ khóa liên quan để giả mạo và thu hút bệnh nhân.
Theo đó, thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi, một loạt fanpage giả mạo ngang nhiên sao chép và đăng tải lại các bài đăng, logo, ảnh bìa của fanpage chính thức của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Thậm chí, họ cắt ghép hình ảnh, video về bệnh viện trên các kênh thông tin đại chúng và lồng tiếng quảng cáo cho sản phẩm để tạo niềm tin, kéo người theo dõi trang. Từ đó, các cá nhân này tổ chức kinh doanh thuốc trái phép.
Những hành vi giả mạo, mượn danh bệnh viện lừa bệnh nhân có thể gây rủi ro và thiệt hại về kinh tế, thậm chí tính mạng cho người sử dụng dịch vụ.
Để tránh tình trạng này tiếp diễn, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 khẳng định Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 chỉ có một cơ sở khám chữa bệnh duy nhất tại số 1 đường Trần Hưng Đạo, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội.
Bệnh viện không cung cấp, tổ chức kinh doanh bất kỳ sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng nào bằng hình thức trực tuyến hay tại các cơ sở khác ngoài địa chỉ trên.
Fanpage Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã có dấu tích xanh xác nhận của facebook. Vì vậy, bệnh nhân lưu ý dấu hiệu này khi thực hiện giao dịch trực tuyến.
Trước đó, khoảng đầu tháng 7/2021 nhiều bệnh viện cũng lên tiếng về vấn nạn mạo danh trục lợi trong đó có Bệnh viện Quân y 103.
Đại diện Bệnh viện cho hay, một số trang mạng xã hội sử dụng thông tin, hình ảnh, logo liên quan đến "Bệnh viện Quân Y 103", "Bệnh viện 103"… để quảng cáo, bán thuốc, thực phẩm chức năng.
Bệnh viện Quân y 103 cũng đã tiếp nhận phản ánh của một số người dân qua đường dây nóng về việc có một số đối tượng giới thiệu là cán bộ, nhân viên của Bệnh viện Quân y 103 để tiếp cận người dân giới thiệu bán thuốc, thực phẩm chức năng như cốt an vương, an đường khang, tỏi đen, thuốc giảm cân, thuốc trị nám.
Bệnh viện Quân y 103 khẳng định cơ sở này không cho phép cán bộ nhân viên bán thuốc, thực phẩm chức năng cho người dân ngoài các nhà thuốc có trong khuôn viên bệnh viện.
Hiện tại, có một số trang mạng xã hội sử dụng thông tin, hình ảnh, logo liên quan đến Bệnh viện Quân y 103 hoặc thiết lập gần giống với website, mạng xã hội chính thức của Bệnh viện Quân y 103 để quảng cáo, chào bán các sản phẩm như trên. Các hành động trên là trái quy định của pháp luật, gây ảnh hưởng tới uy tín của Bệnh viện Quân y 103.
Theo quy định, những đối tượng mạo danh bác sĩ để bán thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh nói trên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Theo đó, nếu số tiền chiếm đoạt được từ việc mạo danh bác sĩ bán thuốc từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết tội về hành vi chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.
Nếu mạo danh bác sĩ tại một bệnh viện cụ thể nào đó, lấy danh nghĩa cơ quan, tổ chức để thực hiện hành vi thì bị phạt tù không dưới 2 năm.
Người phạm tội này trong trường hợp nặng nhất thì bị phạt tù chung thân. Mặc khác, trường hợp các đối tượng này có hành vi sản xuất - buôn bán thuốc giả, các đối tượng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “sản xuất buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh” theo Điều 194 Bộ luật Hình sự. Người phạm tội này có thể bị phạt tù đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

-
Tin mới y tế ngày 18/5: Cao điểm kiểm tra, xử lý thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả trên toàn quốc -
Medlatec mở ra chương mới về chẩn đoán hình ảnh với chứng chỉ ISO 15189:2022 -
Ngăn thực phẩm giả hoành hành -
Thu hồi và tiêu hủy hai lô mỹ phẩm vi phạm quy định ghi nhãn và vi sinh vượt chuẩn -
Tin mới y tế ngày 17/5: Bệnh nhân viêm màng não được cứu nhờ bác sỹ chẩn đoán sớm -
“Không ai bị bỏ lại phía sau” - Giấc mơ miễn viện phí đang thành hình -
Covid-19 “rục rịch” trở lại sau kỳ nghỉ lễ, TP.HCM ghi nhận số ca tăng nhẹ
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới