-
LPBank: 8 khối nghiệp vụ cam kết thực hiện mục tiêu kinh doanh năm 2025 -
Home Credit thắng hai giải thưởng quốc tế với Home App và Home PayLater -
Người Việt lãi tỷ USD từ tiền ảo; Doanh nghiệp bất động sản chật vật xử lý nợ trái phiếu -
Ứng phó linh hoạt với biến động tỷ giá -
Ông Nguyễn Mạnh Hùng trở thành tân Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Xây dựng Việt Nam -
Ngân hàng không dám đặt mục tiêu tăng trưởng cao
NHNN vẫn còn dư địa giảm mặt bằng lãi suất, nhưng điều này còn tùy thuộc vào diễn biến lạm phát. |
Ngay sau quyết định giảm một loạt lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa qua, hàng loạt ngân hàng đã công bố biểu lãi suất huy động mới, áp dụng từ ngày 13/5/2020. Cụ thể, lãi suất tiền gửi không kỳ hạn hiện phổ biến ở mức 0,1 - 0,2%, thay cho mức 0,3 - 0,5% trước đây. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 - 5 tháng phổ biến ở mức 3,95%, thay cho mức trên 4% trước đây. Lãi suất tiền gửi từ 6 tháng trở lên hầu như không đổi, phổ biến ở mức 4,9 - 8%.
PGS-TS. Hoàng Công Gia Khánh, Phó hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) đánh giá, quyết định giảm đồng bộ các mức lãi suất của NHNN sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay một cách bền vững thời gian tới, góp phần tích cực giảm bớt khó khăn cho nền kinh tế.
Mặt khác, theo ông Khánh, cần cân nhắc điều chỉnh tăng chỉ tiêu lạm phát 4% của năm 2020 để giúp NHNN có dư địa đủ lớn cho việc nới lỏng tiền tệ và cắt giảm lãi suất, không chỉ dừng lại ở lãi suất liên ngân hàng, mà phải đảm bảo tác động làm hạ thấp mạnh hơn nữa lãi suất cho vay, kể cả lãi suất của các món nợ cũ, thay vì chỉ có khoản vay mới.
Ông Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp (Ban Kinh tế Trung ương) cho rằng, áp lực lạm phát năm 2020 không đáng kể, nên có thể tự tin mở rộng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ không dễ để mở rộng, bởi trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, sẽ kéo theo nhu cầu vốn giảm.
Mặt khác, nếu chính sách tài khóa giải ngân được tiền ra nền kinh tế (giải ngân gói 700.000 tỷ đồng đầu tư công, đặc biệt là số tiền Kho bạc Nhà nước đang gửi ở hệ thống các ngân hàng), thì tiền sẽ quay lại các tổ chức tín dụng. “Khi đó, sẽ giảm áp lực huy động cho các ngân hàng do lượng tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế tăng lên. Đồng thời, lãi suất huy động sẽ giảm, tạo điều kiện để kéo theo lãi suất cho vay giảm”, ông Tú Anh cho biết.
Hiện tại, các ngân hàng đang tập trung tái cơ cấu, giãn nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tín dụng (NHNN) cho biết, đến ngày 25/5, tất cả các tổ chức tín dụng, kể cả công ty tài chính, ngân hàng nước ngoài đều đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho trên 223.000 khách hàng, với dư nợ hơn 151.000 tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 320.000 khách hàng, với dư nợ gần 1,14 triệu tỷ đồng; cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ ngày 23/1 đến nay đạt trên 767.000 tỷ đồng cho hơn 196.000 khách hàng, lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5 - 2,5% so với trước dịch.
Theo ông Hùng, thời gian tới, khả năng nợ xấu sẽ gia tăng bởi đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới và sẽ là thách thức với doanh nghiệp trong việc sản xuất, vay vốn và hàng bán. Do vậy, việc cho vay nếu không được tính toán kỹ, có thể dẫn đến hiện tượng doanh nghiệp thừa vốn.
“Khi giải quyết cho vay mới để khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, ngân hàng không chỉ dựa trên tài sản đảm bảo, mà còn xét khả năng trả nợ của khách hàng. Các doanh nghiệp phải xem lại mình đầu tư vào các dự án như thế nào, hiệu quả ra sao, việc trả những khoản nợ trước đây thế nào”, ông Hùng nói.
Đó cũng là lý do khiến tín dụng tăng chậm thời gian gần đây. Theo số liệu của NHNN, tín dụng đến hết tháng 1 chỉ tăng 0,1% so với đầu năm, tháng 2 tăng 0,07%, tháng 3 tăng 1,1%, tháng 4 tăng 1,42% và tới trung tuần tháng 5 lại giảm xuống, chỉ tăng 1,2%.
Theo ông Nguyễn Tú Anh, các ngân hàng chưa giảm mạnh được lãi suất là do độ nhạy giữa tín dụng của Việt Nam với lãi suất không cao. Nếu các ngân hàng nhìn thấy được việc giảm 1% lãi suất và tín dụng có thể tăng lên nhiều, thì chắc chắn sẽ giảm mạnh lãi suất.
Ở góc độ khác, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng cho rằng, mức độ giảm lãi suất cho vay có thể từ 0,5 - 1,5% tùy từng ngân hàng. NHNN vẫn còn dư địa giảm mặt bằng lãi suất, nhưng điều này còn tùy thuộc vào diễn biến lạm phát. Nếu có thể kiềm chế lạm phát xuống dưới 3% trong năm nay, thì còn cơ hội cho một đợt giảm lãi suất điều hành.
Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, chính sách tiền tệ tiếp tục điều hành ổn định, linh hoạt tỷ giá và nỗ lực giảm dần lãi suất. NHNN sẽ xem xét tăng room tín dụng, nếu cần thiết. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng phải kiểm soát được nợ xấu.
-
Ngân hàng không dám đặt mục tiêu tăng trưởng cao -
Ông Vũ Văn Tiền rời Hội đồng quản trị ABBank -
Món quà tri ân đặc biệt dành cho khách hàng nhân kỷ niệm 35 năm thành lập Eximbank -
VPBank sẽ góp vốn vào GPBank sau khi nhận chuyển giao bắt buộc -
Chính thức chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank và DongA Bank cho HDBank -
Kiều hối về TP.HCM đạt 9,6 tỷ USD, chiếm lệ 60% lượng kiều hối cả nước -
Nhiều nhà băng đạt lợi nhuận “khủng” trong năm 2024
- Tập đoàn YTL cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam
- ELCOM (ELC) liên tiếp trúng thầu nhiều dự án trọng điểm với tổng giá trị hơn 300 tỷ đồng
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng