-
Doanh nhân Nguyễn Tân Thành, Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bách Việt: Cẩn trọng, nhưng quyết liệt để chạm tới thành công -
Nữ bác sĩ được bầu làm Chủ tịch AmCham Việt Nam nhiệm kỳ 2025 -
Doanh nghiệp không ngừng mở rộng đầu tư tại Việt Nam -
TS. Lê Minh Phiếu, Sáng lập viên của LMP: Sẵn sàng bước vào giai đoạn tăng trưởng mới -
Doanh nghiệp kỳ vọng kinh tế Việt Nam khởi sắc hơn trong năm 2025 -
Nhựa Tiền Phong bổ nhiệm Tổng giám đốc nhiệm kỳ 2025 - 2029
Đất Mẹ
Ngày 12/11/2016, tại TP.HCM, lần đầu tiên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ hơn 500 kiều bào Việt Nam đang sinh sống trên khắp thế giới. Thủ tướng kêu gọi mọi người chung tay xây dựng Việt Nam giàu đẹp hơn.
Trong số kiều bào có mặt ngày hôm đó, có một Việt Kiều Mỹ mang tên Miki Nguyễn, 48 tuổi. Ông đã ngồi cả buổi, lắng nghe chi tiết từng ý kiến, từng trao đổi về những chính sách mới của Chính phủ với kiều bào khắp thế giới.
Doanh nhân Miki Nguyễn |
“Ngay sau cuộc gặp đó, tôi càng hiểu rõ, vì sao tôi luôn muốn trở về. Thủ tướng Chính phủ đã nói: Tiềm năng và nguồn lực phát triển của đất nước chúng ta không chỉ nằm trong dải đất hình chữ S rộng hơn 330.000 km2, mà còn ở rất nhiều nơi trên hành tinh này”, Miki Nguyễn kể lại.
Giống như không ít người Việt Nam ở nước ngoài, quyết định trở về với Miki Nguyễn không hẳn dễ dàng. Chuyện của Miki khá buồn. Ông nhớ như in buổi trưa lịch sử, ngày 29/4/1975, khi ông rời xa Việt Nam cùng cha mẹ và anh em mình. Năm đó, ông tròn 7 tuổi. Chiếc không vận quá lớn so với chiếc tàu biển đang đợi ngoài khơi, nên không thể hạ cánh như dự định. Để cứu sống gia đình và những đứa trẻ khác, ba ông đã quyết định hạ thang dây cho mọi người xuống tàu, rồi một mình lái máy bay thẳng ra biển…
“Đây là kỷ niệm cuối cùng của tôi với đất mẹ Việt Nam. Tôi đã kể lại những phút giây khủng khiếp đó trong bộ phim Những ngày cuối cùng ở Việt Nam của nhà sản xuất Rory Kennedy năm 2014”, Miki Nguyễn tâm sự.
Sau đó là những chuỗi ngày vất vả trên đất Mỹ. Cả nhà phải làm đủ nghề sống. Mẹ ông đã sống tằn tiện cả đời để những đứa con trở thành kỹ sư, bác sĩ… Miki Nguyễn nhớ, những bữa ăn không đến nỗi túng thiếu, nhưng gia đình ông vẫn thèm hương vị quê hương trong nồi canh chua và tô cá kho tộ, tình làng nghĩa xóm trong tiếng cười của những đứa trẻ trong xóm. Ông nói, trong ông là dòng máu… nước mắm.
Năm 1998, Miki 29 tuổi lần đầu tiên cùng vợ và con về Việt Nam.
“Tôi đã khóc òa khi máy báy đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Vợ con tôi không hiểu nổi cảm giác được trở về quê mẹ sau 12 năm xa quê hương, cảm giác nhìn thấy sự thay đổi vô cùng lớn so với ký ức của đứa trẻ 7 tuổi”, Miki Nguyễn kể.
Sau lần đầu tiên đó, cứ 3 năm, ông lại về Việt Nam thăm quê một lần.
Không còn khoảng cách
Miki Nguyễn nói tiếng Việt theo âm giọng của một người nước ngoài. Ông nói đang dành nhiều thời gian để học tiếng Việt, nghiên cứu văn hóa truyền thống của người Việt.
Ông đang làm mọi thứ để thực sự là một người Việt, để xóa đi khoảng cách mà hiện tại vẫn còn lẩn khuất đâu đó trong một số người Việt Nam ở nước ngoài.
Miki còn đang tự nhận vai kêu gọi đầu tư. Mỗi lần từ Việt Nam về Mỹ, ông mang theo cả hình ảnh và những câu chuyện mới về Việt Nam, về những thay đổi trong chính sách, thủ tục đầu tư, dù vẫn còn đôi chỗ phức tạp, nhưng đã thông thoáng hơn nhiều, để kêu gọi các nhà đầu tư Mỹ đến Việt Nam. Trong những câu chuyện được kể, có chuyện của thương hiệu Miki Nguyễn mà ông đang dồn nhiều tâm huyết.
Miki Nguyễn đã chọn Nha Trang (Khánh Hòa) để lập nghiệp, thành lập doanh nghiệp. Ông thiết kế mẫu, rồi chuyển qua cho các công ty may gia công sản xuất. Sản phẩm sẽ được bán tại Việt Nam và Mỹ.
Các sản phẩm của Miki Nguyễn được chia thành hai dòng riêng biệt. Dòng dành cho trẻ em dưới 10 tuổi và dòng dành cho người trưởng thành từ 20 đến 40 tuổi.
“Tôi chọn logo sản phẩm là chiếc máy bay không vận đã đưa tôi rời khỏi Việt Nam, cũng chính ký ức đó đã đưa tôi trở về”, Miki lý giải thông điệp của mình.
Ngay cả việc ông chọn thương hiệu Miki Nguyễn cho sản phẩm thời trang do ông tự thiết kế, sản xuất tại Việt Nam cũng đầy hàm ý.
“Một cái tên mang một nửa văn hóa Việt, một nửa văn hóa Mỹ để nói rằng, quá khứ đã xa và mọi định kiến đều có thể thay đổi. Tôi muốn các thế hệ tiếp theo của người Việt Nam ở nước ngoài hiểu rằng, không có khoảng cách giữa họ và đất Mẹ - quê hương gốc gác của mình”, Miki Nguyễn nói.
-
Doanh nhân Nguyễn Tân Thành, Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bách Việt: Cẩn trọng, nhưng quyết liệt để chạm tới thành công -
Nữ bác sĩ được bầu làm Chủ tịch AmCham Việt Nam nhiệm kỳ 2025 -
Đặng Trung Dũng, nhà sáng lập chuỗi nhà hàng Vị: Nâng tầm ẩm thực vùng miền bằng hành trình đa giác quan -
Doanh nghiệp không ngừng mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
TS. Lê Minh Phiếu, Sáng lập viên của LMP: Sẵn sàng bước vào giai đoạn tăng trưởng mới -
Doanh nghiệp kỳ vọng kinh tế Việt Nam khởi sắc hơn trong năm 2025 -
Nhựa Tiền Phong bổ nhiệm Tổng giám đốc nhiệm kỳ 2025 - 2029 -
Doanh nhân Mai Tuấn Anh: “Cách tân” khoai mì Củ Chi, tự tin vươn ra quốc tế -
Đỗ Quý Sự, Nhà sáng lập, CEO FiveSS: Tiên phong phát triển sàn thương mại điện tử cho ngành xây dựng -
CEO Dutycast Nguyễn Lê Hoa: Sử dụng giải pháp công nghệ để chinh phục thị trường xuất khẩu -
TS. Ngô Phẩm Trân: Việt Nam có cơ hội vàng trở thành điểm đến của ngành bán dẫn
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam