Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Mitsubishi Heavy Industries: Phát triển đa dạng dự án không gian vũ trụ và hạ tầng
Uyên Linh - 20/09/2015 14:32
 
Mitsubishi Heavy Industries (MHI), công ty hàng đầu của Nhật Bản về thám hiểm không gian, đang đóng vai trò chính yếu trong việc vận chuyển hàng hóa lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).

Là một trong những nhà sản xuất máy hạng nặng hàng đầu thế giới, Công ty Mitsubishi Heavy Industries, Ltd sản xuất nhiều sản phẩm trên phạm vi rộng lớn, hoạt động trên khắp các châu lục, vào sâu trong lòng các đại dương và vút cao vào bầu khí quyển.

Sản phẩm của MHI bao gồm hệ thống phát điện, tàu và hệ thống giao thông vận tải, máy bay, tàu ngầm nghiên cứu và máy móc công nghiệp khác... Khả năng của MHI là không giới hạn, đã vượt ranh giới của trái đất và mở rộng vào không gian.

JAXA HTV được giữ bởi cánh tay robot của ISS. Ảnh: (c) Jaxa
JAXA HTV được giữ bởi cánh tay robot của ISS. Ảnh: (c) Jaxa

Chỉ trong mùa hè vừa qua, MHI đã chuyển giao một số lượng lớn hàng hóa vào Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) - phòng thí nghiệm vũ trụ khổng lồ có người lái lơ lửng ở khoảng cách 400 km so với trái đất. Hàng hóa được vận chuyển bao gồm nước, thực phẩm, quần áo và những hàng hóa khác dành cho các phi hành gia trên tàu ISS. Nó cũng bao gồm các thiết bị thử nghiệm, vật tư mới dùng để nghiên cứu vũ trụ. Trong đó phải kể đến một loại hàng hóa đáng chú ý có tên gọi là "CALET", kính thiên văn kế điện tử, được thiết kế để nghiên cứu vật chất ở những nơi tối, một trong những bí ẩn lớn nhất trong không gian. Một hàng hóa được vận chuyển khác khá thú vị là hệ thống tái chế nước uống, được vận chuyển theo yêu cầu của Cơ quan Hàng không và Không gian Mỹ (NASA).

Hàng hóa được vận chuyển bằng tàu vận chuyển không người lái H-II (HTV), có tên gọi là "KOUNOTORI". KOUNOTORI đủ lớn để chứa một chiếc xe buýt và đủ mạnh để chống lại các lực phá hoại khi tăng tốc lên mức 3.2G với dung lượng lưu trữ tối đa là chuyển giao 6 tấn cho ISS. KOUNOTORI đã được triển khai bởi Cơ quan thám hiểm hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA). KOUNOTORI chứa khoảng 1,2 triệu bộ phận đã được 400 công ty sản xuất và lắp ráp, trong đó MHI đóng vai trò hoạt động như nhà sản xuất chính của dự án. MHI sản xuất ba trong bốn khoang của KOUNOTORI và ghép toàn bộ tàu.

KOUNOTORI đã được phóng vào không gian bởi tên lửa đẩy H-IIB, mạnh hơn so với tên lửa đẩy kỳ hạm khác của Nhật Bản, H-IIA. JAXA và MHI cũng đã hợp tác để triển khai HTV. H-IIB (số 5) đã được phóng thành công, đánh dấu cho một sự thành công lớn khác, và KOUNOTORI đã được tách ra trong vòng 14 phút 54 giây sau đó, theo như kế hoạch đã định. Năm ngày sau, nó được cánh tay robot của ISS, điều khiển bởi phi hành gia Nhật Bản Kimiya YUI, giữ lại.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đang nỗ lực đẩy mạnh việc thám hiểm không gian. Trung tâm Vệ tinh Quốc gia (VNSC), Trường đại học Tokyo của Nhật Bản và Công ty TNHH IHI Aerospace đã cùng hợp tác để thực hiện một vệ tinh nhỏ có tên Pico Dragon và vào tháng 8/2013, vệ tinh này đã được H-IIB (Số 4) phóng vào quỹ đạo và được KOUNOTORI mang đến trạm ISS.

Trước đây, ISS được mô tả như là một phòng thí nghiệm không gian có người lái, "lơ lửng" ở khoảng cách 400 km so với trái đất. Tuy nhiên, ISS không chỉ "lơ lửng" trong không gian, mà nó thực sự di chuyển với tốc độ rất lớn, quay quanh trái đất chỉ trong vòng 90 phút, tức 7,7 km/giây, hoặc 27.700 km/h. Nhắm đến ISS chuyển động nhanh này, trước tiên KOUNOTORI tách khỏi tên lửa đẩy, sau đó cẩn thận bay gần hơn đến ISS và cuối cùng neo đậu ở đó. Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ và Nga đã thất bại trong việc phóng phương tiện vận chuyển hàng hóa của mình lên vũ trụ. Sứ mệnh của KOUNOTORI đã vượt quá sự mong đợi của thế giới, dù hoạt động dưới áp lực rất lớn, cuối cùng đã đạt được thành công. Đây là sứ mệnh thành công thứ 5 của KOUNOTORI.

Cũng cần nói thêm, khoang thí nghiệm mang tên "Kibo" (được dịch là hy vọng) của Nhật Bản, khoang lớn nhất ở ISS, là một lĩnh vực khác mà MHI đóng vai trò lớn trong việc phát triển và sản xuất.

Đóng góp của MHI không chỉ dừng lại ở những thành tựu ngoạn mục này. Trong thực tế, hoạt động kinh doanh liên quan đến vũ trụ của MHI song hành cùng với lịch sử phát triển của việc phóng tàu vào vũ trụ của Nhật Bản.

Nỗ lực về tên lửa phóng vệ tinh đầu tiên của Nhật Bản bắt đầu với sự xuất hiện của tên lửa đẩy N-I vào năm 1975, tiếp theo là N-II, HI, H-II và H-IIA, tất cả đều được triển khai bởi Cơ quan Phát triển không gian quốc gia Nhật Bản (NASDA), tiền thân của JAXA. MHI đóng vai trò trung tâm trong những bước triển khai ban đầu và cuối cùng đã nhận chuyển giao kỹ thuật từ JAXA. Tất cả các H-IIA đến H-IIA 13 (được phóng vào tháng 9/2007), cũng như tất cả các H-IIB đến H-IIB 4 (được phóng  vào tháng 8/2013), đều được MHI triển khai, sản xuất và phóng. Tính từ những vụ phóng tên lửa ban đầu này, tỷ lệ thành công của MHI là 97%, cao nhất trên thế giới. (Dữ liệu:  27 successes out of the 28 H-IIA launches: 96.4% success rate, and 5 successes out of the 5 H-IIB launches: 100% success rate. Tạm dịch: Dữ liệu 27 lần thành công trong số 28 lần phóng H-IIA: tỷ lệ thành công là 96,4% và 5 lần thành công trong số 5 lần phóng H-IIB: tỷ lệ thành công là 100%).

MHI vẫn được xem là yếu tố quan trọng chính yếu trong sự phát triển đa dạng của các dự án không gian vũ trụ và hạ tầng, trong khi thực hiện việc thám hiểm những chân trời mới trong việc phóng vệ tinh và vận chuyển hàng hóa, cả ở Nhật Bản và trên thế giới. MHI rất mong được hợp tác với các quốc gia ở châu Á khác như Việt Nam trong lĩnh vực R&D và sản xuất, để những nước này có thể sở hữu và vận hành vệ tinh của riêng mình.

Chi tiết cánh máy bay Boeing "made in Việt Nam" được sản xuất như thế nào?
Ngay tại khu vực ngoại vi của Hà Nội, Công ty Công nghiệp nặng Mitsubishi (MHI) của Nhật Bản đang đánh dấu những bước tiến vững chắc trong công...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư