-
Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng với nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình -
Cần phạt nặng hơn với hành vi đưa tin giả -
Quảng Trị: Đề nghị chấm dứt dự án có giám đốc lừa đảo -
Bà Trương Mỹ Lan đồng ý dùng 658 mã tài sản để khắc phục hậu quả cho SCB -
Làm rõ trách nhiệm tại Dự án Thoát nước, vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành -
Làm rõ trách nhiệm quản lý hành lang an toàn đường bộ ở địa phương
Mỏ than Bố Hạ (huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang) bị các đối tượng lợi dụng khai thác trái phép gần 5,5 triệu tấn |
Hàng loạt “sếp lớn” hầu tòa
Tòa án Nhân dân tỉnh Bắc Giang đang thụ lý vụ án “Vi phạm quy định về khai thác khoáng sản”, liên quan tới hoạt động khai thác than trái quy định tại mỏ than Bố Hạ của Công ty cổ phần Khoáng sản Bắc Giang (Công ty Khoáng sản Bắc Giang)
Trong vụ án này, các bị cáo Hà Văn Hòe, Tổng giám đốc Công ty Khoáng sản Bắc Giang; Dương Văn Dũng, Chủ tịch HĐQT; Phạm Thanh Thạch, Phó tổng giám đốc; Nguyễn Thị Hồng Thắm, Giám đốc; Nguyễn Văn Thảo, Phó giám đốc Công ty TNHH MTV Xuân An bị truy tố về 2 tội danh: “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên” và “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.
Bị cáo Lê Minh Dương, Phó giám đốc, kiêm Kế toán trưởng Công ty TNHH MTV Xuân An (Công ty Xuân An) bị truy tố tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.
Các bị cáo Lại Hồng Thanh, cựu Phó tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; Phạm Ngọc Chi, cựu Trưởng phòng thẩm định hồ sơ hoạt động khoáng sản; Phạm Phú Ninh, cựu Phó chánh văn phòng và Lưu Ngọc Thành, chuyên viên Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, bị truy tố tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Khai thác gấp 14 lần sản lượng được cấp phép
Mỏ than Bố Hạ nằm trên địa bàn các xã Đồng Hưu, Đông Sơn và Hương Vỹ (huyện Yên Thế). Tháng 12/2016, Công ty Khoáng sản Bắc Giang được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép có thời hạn 10 năm đối với hình thức khai thác lộ thiên và 26 năm với hình thức hầm lò.
Mỏ than này có trữ lượng được phép khai thác là 1.659.206 tấn, trong đó khai thác lộ thiên là 426.384 tấn, khai thác hầm lò là 1.232.822 tấn; công suất khai thác từ 13.445 tấn đến 100.000 tấn than/năm.
Ngay khi được cấp phép, Công ty Khoáng sản Bắc Giang đã giao khoán cho 3 đội sản xuất, khai thác trên diện tích 33,85 ha, trong đó các đội được hưởng 58%, còn Công ty được hưởng 42% và phải chịu trách nhiệm bán hàng, nộp thuế, phí… Ngoài ra, Hà Văn Hòe, Tổng giám đốc Công ty Khoáng sản Bắc Giang còn ký hợp đồng liên kết khai thác với Công ty Xuân An do Nguyễn Thị Hồng Thắm làm Giám đốc.
Theo thỏa thuận, Công ty Xuân An được liên kết khai thác than trên diện tích khai thác lộ thiên 42,7 ha và được hưởng 77% sản phẩm sau khai thác, trong đó công ty này được tiêu thụ lượng than khai thác sau khi phân chia, chịu trách nhiệm về nghĩa vụ thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường và các loại thuế khác đối với sản lượng than đã tiêu thụ.
Cơ quan công an xác định, từ tháng 5/2017 đến hết ngày 31/12/2022, Công ty Xuân An đã khai thác hơn 3,7 triệu tấn than, qua đó hưởng gần 2,9 triệu tấn; Công ty Khoáng sản Bắc Giang được chia 819.000 tấn than.
Bên cạnh đó, Công ty Khoáng sản Bắc Giang cũng tự khai thác lộ thiên và tiêu thụ được tổng số 1,547 triệu tấn than, nâng tổng khối lượng hai công ty này tiêu thụ gần 5,251 triệu tấn than.
Quá trình khám xét công trường khai thác, cơ quan công an thu giữ 611.700 tấn than tồn chưa tiêu thụ, nâng tổng khối lượng than 2 công ty đã khai thác từ khi được cấp phép đến ngày 16/2/2023 là trên 5,862 triệu tấn.
Như vậy, đối với hình thức khai thác than lộ thiên, Công ty Khoáng sản Bắc Giang đã thực hiện khai thác không đúng với giấy phép được cấp lên tới 5,436 triệu tấn.
Lập 2 hệ thống sổ sách kế toán để lách luật
Thời điểm trước tháng 5/2018, việc kê khai, báo cáo thuế hàng tháng do Công ty cổ phần Khoáng sản Bắc Giang thực hiện.
Sau đó, để hợp thức hóa việc khai thác, tiêu thụ than trái phép, Hà Văn Hòe, Dương Văn Dũng, Phạm Thanh Thạch, thống nhất với Nguyễn Thị Hồng Thắm, Nguyễn Văn Thảo, để cả 2 công ty lập 2 hệ thống sổ sách kế toán.
Mục đích của các đối tượng này nhằm để ngoài, che giấu bớt sản lượng than đã khai thác không đúng giấy phép; trong đó 1 hệ thống sổ sách thể hiện thông tin, dữ liệu về sản lượng than khai thác thực tế để theo dõi nội bộ và 1 hệ thống sổ sách giảm bớt sản lượng để kê khai nộp thuế.
Cơ quan tố tụng xác định, các bị cáo tại 2 công ty này đã có hành vi chỉ đạo, thực hiện khai thác khoáng sản không đúng nội dung cấp phép về phương pháp khai thác, độ sâu kết thúc, công suất khai thác, trữ lượng khai thác… với tổng khối lượng 5,436 triệu tấn, trị giá gần 570 tỷ đồng.
Căn cứ vào kết quả trưng cầu giám định thiệt hại thuế, phí và các nghĩa vụ tài chính khác phải nộp, cơ quan tố tụng xác định, lượng khoáng sản để ngoài chưa kê khai, báo cáo thuế của 2 công ty này là hơn 98 tỷ đồng (Công ty Khoáng sản Bắc Giang hơn 38 tỷ đồng, Công ty Xuân An gần 60 tỷ đồng).
Tổng cục Địa chất khoáng sản bỏ qua sai phạm?
Quá trình mỏ than Bố Hạ hoạt động, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (hiện nay là Cục Địa chất và Cục Khoáng sản) đã 2 lần lập đoàn kiểm tra.
Trong đó, ngày 9/12/2021, Phó tổng cục trưởng Lại Hồng Thanh ký quyết định thành lập Đoàn kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về khoáng sản tại mỏ than Bố Hạ, do ông Phạm Phú Ninh, Phó trưởng phòng Kiểm soát hoạt động khoáng sản làm Trưởng đoàn.
Đoàn kiểm tra đã phát hiện, chỉ ra việc khai thác khoáng sản trái phương pháp, vượt trữ lượng khai thác bằng phương pháp lộ thiên 1,471 triệu tấn và khai thác hết, vượt tổng trữ lượng khai thác (bằng phương pháp lộ thiên, hầm lò) là 238.663 tấn.
Những vi phạm này có dấu hiệu phạm tội hình sự, thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra để xử lý, song Đoàn kiểm tra chỉ lập biên bản vi phạm hành chính.
Ngày 16/2/2022, ông Lại Hồng Thanh ký quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Khoáng sản Bắc Giang bằng hình thức phạt tiền 2,12 tỷ đồng và phạt bổ sung bằng hình thức đình chỉ hoạt động 6 tháng đối với toàn bộ diện tích mỏ than Bố Hạ là 76,5 ha.
Cơ quan tố tụng đánh giá, hành vi của các bị cáo tại Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam là thiếu trách nhiệm khi không tham mưu, đề xuất, báo cáo người có thẩm quyền để chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra.
Thêm vào đó, không yêu cầu Công ty Khoáng sản Bắc Giang thực hiện lập đề án đóng cửa mỏ hoặc điều chỉnh giấy phép khai thác, không có biện pháp ngăn chặn vi phạm, dẫn đến công ty này tiếp tục thực hiện khai thác trái phép và tiêu thụ thêm hơn 1,4 triệu tấn than, trị giá 102,5 tỷ đồng.
-
Làm rõ trách nhiệm tại Dự án Thoát nước, vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành -
Đằng sau khoản lợi “khủng” từ những thương vụ mua bán dự án tai tiếng - Bài 1: Mua 5.000 tỷ đồng, bán… 27.600 tỷ đồng -
Làm rõ trách nhiệm quản lý hành lang an toàn đường bộ ở địa phương -
Nghệ An: Công ty Cổ phần Sơn Nam bị xử phạt hơn 110 triệu đồng -
Quảng Nam: Nhiều lô đất tại Dự án Khu dân cư số 1 bị chuyển nhượng “chui” -
Hơn 11 ha đất bị lấn chiếm tại huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng): Lập được hồ sơ xử lý thì… hết thời hiệu -
Lối ra cho khoản nợ đọng trăm tỷ đồng xây cầu Hòa Trung
- Runway Vietnam tổ chức sự kiện ra mắt thương hiệu trang sức đương đại Vhernier tại Rex Hotel
- Vietnam Airlines mời thầu Gói thầu cho thuê ướt tàu bay giao tháng 1/2025
- Hải sản Hàn Quốc vươn tầm thế giới tại K-Seafood Global Weeks
- Thái Đào Residence - Tiềm năng bứt phá tại thủ phủ công nghiệp Bắc Giang
- Japfa đồng hành cùng người chăn nuôi phòng chống dịch bệnh
- PJICO kiên định với mục tiêu kinh doanh “an toàn, hiệu quả và bền vững”