-
SATRA chuẩn bị hơn 3.500 tấn hàng phục vụ Tết Ất Tỵ 2025 -
Năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9% -
Hà Nội: Vùng trồng khoai tây vụ Đông hứa hẹn bội thu -
Việt Nam thu 4,37 tỷ USD từ xuất khẩu điều -
Lần đầu tiên sầu riêng đông lạnh chuẩn xuất khẩu bán qua livestream -
Xuất khẩu nông sản về đích ngoạn mục
Đóng vải thiều vào hộp theo tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nhật Bản tại CTCP Ameii Việt Nam Ảnh: Thành Chung |
Vùng đất trù phú
Tại Hội nghị Xúc tiến thương mại vải thiều và nông sản quy mô quốc tế đầu tiên hồi tháng 5/2021, ông Nguyễn Dương Thái, khi đó là Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đã tự hào chia sẻ: “Hải Dương không chỉ là mảnh đất truyền thống lịch sử, văn hóa, mà còn nổi tiếng với nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc trưng. Nổi bật là vải thiều, cà rốt, gạo nếp cái hoa vàng, nếp quýt, ổi, gà đồi, rươi, cáy...”
Với hơn 60% diện tích đất nông nghiệp, 70% dân số sống ở khu vực nông thôn và nhiều ưu đãi về điều kiện tự nhiên, Hải Dương được đánh giá là địa phương có tiềm năng phát triển nông nghiệp với những sản phẩm phong phú, năng suất tốt, chất lượng cao. Khai thác thế mạnh này, sản xuất nông nghiệp của tỉnh được xác định phát triển theo hướng hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao và chuyển dần sang phương thức sản xuất hữu cơ. Mỗi năm, Hải Dương cung cấp ra thị trường 750.000 tấn gạo, 700.000 tấn rau, củ; 300.000 tấn trái cây và 200.000 tấn thịt gia súc, gia cầm.
Nhiều vùng sản xuất tập trung quy mô lớn cho năng suất, sản lượng, chất lượng cao đã được hình thành, như: hành, tỏi (Nam Sách, Kinh Môn); cà rốt (Cẩm Giàng, Nam Sách); rau (Kim Thành, Gia Lộc); vải (Thanh Hà, Chí Linh); củ đậu (Kim Thành); sắn dây (Kinh Môn)... Sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn (VietGAP, GlobalGAP) ngày càng được áp dụng rộng rãi.
Ông Vũ Việt Anh, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương cho biết, cơ cấu cây trồng của tỉnh đã được chuyển biến rõ nét theo hướng giảm diện tích gieo cấy lúa hiệu quả thấp, tăng diện tích cây rau màu và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao hơn. Diện tích trồng rau các loại của Hải Dương đến năm 2020 đã đạt 30.410 ha. Trong đó, đã xây dựng được trên 1.000 ha vùng sản xuất rau có quy mô tối thiểu 5ha/vùng được sản xuất theo đơn đặt hàng từ đầu vụ. Giá trị sản xuất tại những vùng sản xuất tập trung đạt khoảng 250 triệu đồng/ha, có những vùng đạt trên 500 triệu đồng/ha...
Hải Dương có hơn 15.500 ha rau sản xuất theo quy trình GAP, trên 5.000 ha rau được sản xuất theo tiêu chuẩn xuất khẩu; có 1.500 ha rau, trái cây được cấp chứng nhận theo quy trình VietGAP. Nhiều sản phẩm như vải, cà rốt, cải bắp... có chất lượng cao, đủ điều kiện để xuất khẩu sang các thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ, Australia, Hàn Quốc, ASEAN... Một số vùng cây ăn quả đã được hình thành và liên tục mở rộng như bưởi, quýt, ổi... cho thu nhập 200-350 triệu đồng/ha/năm.
Không chỉ trồng trọt, ngành chăn nuôi của Hải Dương cũng được định hướng chuyển dịch theo hướng tập trung. Hiện toàn tỉnh có 15 khu chăn nuôi hàng hóa xa khu dân cư với quy mô từ 3 ha trở lên. Tỷ trọng chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, trang trại chiếm trên 60% tổng số cơ sở chăn nuôi. Trong số 802 trang trại chăn nuôi, có đến 80% cơ sở đáp ứng tiêu chí sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (chăn nuôi khép kín tự động, bán tự động, có hệ thống làm mát, điệm lót sinh học, nuôi an toàn sinh học...). Đã có 122 cơ sở chăn nuôi được chứng nhận VietGAP và chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Trong lĩnh vực thủy sản, Hải Dương đã hình thành được 100 vùng nuôi thủy sản tập trung (từ 10 ha trở lên) với tổng diện tích 3.500 ha. Tổng sản lượng cá bột, cá hương, cá giống các loại sản xuất và tiêu thụ hàng năm đạt khoảng 1,5 tỷ con.
Xây dựng nền nông nghiệp an toàn
Định hướng cho sự phát triển của ngành nông nghiệp Hải Dương, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chỉ đạo: “Hải Dương cần phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu. Tỉnh cần có giải pháp tích hợp đa giá trị trong xây dựng thương hiệu nông sản. Trong đó, quan tâm việc phối hợp với các cơ quan chuyên môn để hình thành các chuỗi giá trị sản phẩm, ưu tiên những nông sản thế mạnh.”.
Ông Trần Quân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, người có nhiều năm gắn bó với ngành nông nghiệp của địa phương cho biết, trong nhiều năm qua, thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Hải Dương đã cơ bản tạo được tiền đề cho việc chuyển hướng phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu bằng cách áp dụng khoa học công nghệ và phương thức nuôi trồng hữu cơ, an toàn. Hiện, diện tích nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao của Hải Dương đạt 2.000 ha (chiếm khoảng 20% tổng diện tích). Công nghệ tự động hóa, bán tự động hóa điều khiển từ xa trong nuôi thâm canh thủy sản đã cho năng suất cao gấp 2-3 lần so nuôi thường;...
Sản xuất thủy sản hữu cơ hiện nay được áp dụng chủ yếu ở các vùng khai thác rươi, cáy, với quy mô trên 400 ha, tập trung tại các vùng Tứ Kỳ (238,2 ha), Thanh Hà (109,96 ha), Kinh Môn (39,36 ha), Kim Thành (16,2 ha). Đây là những diện tích canh tác không sử dụng phân vô cơ và các loại thuốc sát trùng. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay sản lượng khai thác rươi cáy đạt khoảng 495 tấn/năm (rươi 209 tấn và cáy 286 tấn), giá trị kinh tế của rươi cáy mang lại rất cao (giá rươi từ 300-400.000 đồng/kg, cáy từ 80-100.000 đồng/kg).
Công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch đã được ngành nông nghiệp Hải Dương chú trọng đầu tư để nâng cao chất lượng và giá trị nông sản. Ông Quân cho biết, các sản phẩm nông sản chủ yếu của Hải Dương được chế biến phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu là cà rốt, dưa chuột, hành tỏi, ớt quả, rau cải các loại, tỏi, gấc, sắn dây, tinh bột nghệ, vải thiều... Toàn tỉnh hiện có 208 cơ sở chế biến, 58 kho lạnh bảo quản nông sản, công suất bảo quản 1 kho lạnh trung bình từ 60-150 tấn/kho.
Song song với việc nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu cho nông sản Hải Dương, thì việc xúc tiến mở rộng thị trường tiêu thụ theo hướng xuất khẩu đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Ngoài thị trường truyền thống (Trung Quốc và các chợ đầu mối trên toàn quốc), sản phẩm quả vải của Hải Dương đã được tiêu thụ tại tất cả các hệ thống siêu thị lớn như Vinmart, BigC, Hapro, Fivimart, Co.op mark và đã có mặt tại một số thị trường mới là Nhật, Mỹ, Australia, EU, Singapore, Malaysia, Canada...
Hiện toàn tỉnh có 25 sản phẩm nông nghiệp và làng nghề được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và 1 nhãn hiệu được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý (vải thiều Thanh Hà), 25 sản phẩm cấp mã QR code.
Tận dụng lợi thế từ EVFTA
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực (1/8/2020), kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vào EU trong tháng 8 đã tăng 17% so với tháng trước đó.
“Nếu tổ chức sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị khép kín, đảm bảo truy xuất nguồn gốc hàng hóa, sản xuất sản phẩm chất lượng cao, kiểm soát được từng mắt xích trong chuỗi, thì nông sản Hải Dương hoàn toàn có cơ hội có mặt tại thị trường lớn này”, ông Trần Quân khẳng định.
Hiện Hải Dương đã xây dựng được 45 vùng trồng vải với tổng diện tích 450 ha theo tiêu chuẩn Global GAP; 6.300 ha trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Đến nay đã có 1.000 ha được cấp chứng nhận VietGAP, Global GAP và 8.000 ha được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu.
Mới đây, ngày 7/6, những lô quả vải đầu tiên đã có mặt tại Cộng hoà Séc. ông Lê Bá Linh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Facific Foods, đơn vị xuất khẩu quả vải Hải Dương sang Séc cho biết, để quả vải sang được thị trướng khó tính này thì điều đầu tiên phải tuân thủ chất lượng sản phẩm, không dùng phân bón hóa học, trồng theo tiêu chuẩn Global GAP, VietGAP và organic.
Còn ngày 12/6, lô vải đầu tiên có xuất xứ từ vùng trồng Thanh Hà đã được Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Rồng Đỏ đưa sang Pháp thành công và sẽ có mặt trên kệ hàng của hệ thống siêu thị Á Châu tại Paris.
Ông Nguyễn Khắc Tiến, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Ameii Việt Nam khẳng định nông sản Hải Dương có nhiều tiềm năng xuất khẩu. “Trong quá trình tìm kiếm vùng nguyên liệu bảo đảm tiêu chuẩn xuất khẩu, Ameii nhận thấy Hải Dương là địa phương có nhiều nông sản thế mạnh và lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu. Đặc biệt, vải thiều Thanh Hà với đặc trưng nổi trội về chất lượng, mẫu mã, được canh tác theo tiêu chuẩn quốc tế là sản phẩm mũi nhọn, tạo ra giá trị cao so với các quốc gia trồng vải khác. Dù mới chỉ hợp tác với nông dân Hải Dương, nhưng công ty đã đưa được nhiều nông sản của tỉnh như vải thiều, cải bắp, su hào, chuối đến với khách hàng quốc tế”, ông Tiến cho biết.
Nhấn mạnh về cơ hội mà Hải Dương phải tận dụng được từ EVFTA, ông Phạm Xuân Thăng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương, cho rằng: “Đây chính là thời điểm mà ngành nông nghiệp của tỉnh phải chuyển mình mạnh mẽ, phối hợp tốt cùng với doanh nghiệp, nhà đầu tư để xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, an toàn và mang tính hàng hóa cao, nâng cao tỷ trọng đóng góp vào GDP của ngành vào nền kinh tế địa phương”.
-
Việt Nam thu 4,37 tỷ USD từ xuất khẩu điều -
Lần đầu tiên sầu riêng đông lạnh chuẩn xuất khẩu bán qua livestream -
Xuất khẩu điện tử hướng tới mốc 140 tỷ USD -
Xây dựng 2 kịch bản xuất khẩu sang Mỹ năm 2025 -
Xuất khẩu nông sản về đích ngoạn mục -
Trung tâm mua sắm mới của AEON Việt Nam với quy mô 15.000 m2 sắp khai trương tại Hà Nội -
Thứ trưởng Bộ Công thương: Vụ 3.000 tấn giá đỗ ủ hóa chất không thuộc trách nhiệm Bộ Công thương
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả