Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 20 tháng 12 năm 2024,
N&G Corp đến Nhật tìm đối tác lập Tech-no-park
Khánh An - 04/06/2017 11:41
 
Ông Nguyễn Hoàng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư N&G Corp kỳ vọng tìm kiếm đối tác để thành lập được những tổ hợp Tech-no-park tại Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (Hanssip) khi tham dự Hội nghị Xúc tiến đầu tư Việt Nam – Nhật Bản do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Jetro tổ chức trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc,
.
Ông Nguyễn Hoàng, Chủ tịch HĐQT N&G Corp

N&G Corp ngay từ đầu đã thể hiên rõ nhu cầu kết nối với các doanh nghiệp Nhật Bản trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Việc đầu tư xây dựng Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (Hanssip) cũng như N&G Corp tham gia thành lập Hiệp hội doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội (HANSIBA) là các công việc chủ động từ N&G Corp. Đến nay, kết quả thế nào, thưa ông?

 Tôi không muốn nói nhiều hơn nữa về ý nghĩa của phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ với phát triển kinh tế Việt Nam.

Chính phủ, các bộ, ngành cũng hết sức quan tâm, thúc đẩy phát triển ngành này. Nhiề uchính sách được ban hành. Mới đây nhất là Quyết định số 10/2017/QĐ-TTg, được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ngày 03/4/2017 về việc ban hành Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Đây là cơ hội của chúng tôi, cũng như các doanh nghiệp thành viên của HANSIBA như Hanel, Cơ điện Toàn Cầu, Máy công trình Thăng Long, Khuôn mẫu Hà Nội, Viện máy và dụng cụ công nghiệp … Nhiều doanh nghiệp đã trở thành thầu phụ của các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam.

Riêng với Hanssip, chúng tôi muốn kêu gọi thêm nhiều nhà đầu tư Nhật Bản đến đây, gây dựng các chuỗi giá trị sản xuất công nghiệp tại đây, để mở thêm cơ hội kết nối giữa doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản trong các ngành sản xuất hàng xuất khẩu...

Đến nay, hạ tầng giai đoạn 1 của Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội, với diện tích khoảng 90 ha đã được hoàn thành. Sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư Nhật Bản và quốc tế tham gia đầu tư, sản xuất kinh doanh.

Chúng tôi đang đặt mục tiêu hình thành nên những tổ hợp “Tech-no-park” tại Hanssip, quy tụ các doanh nghiệp quốc tế và doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam.

Trong chuyến đi này, HANSIBA và N&G Corp có kế hoạch giới thiệu gì về mình, cụ thể sẽ làm việc với doanh nghiệp nào, lĩnh vực nào? 

Trong chương trình tham dự Hội nghị Tương lai châu Á và Hội nghị Xúc tiến đầu tư Việt Nam – Nhật Bản do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu về HANSSIP với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp tại Nhật Bản.

Đồng thời, chúng tôi cũng đã có kế hoạch làm việc với một số đối tác, trao đổi cụ thể về những nhu cầu hợp tác, cung ứng sản phẩm, linh kiện ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp phục vụ công nghệ cao.

Chúng tôi đang gặp gỡ các lãnh đạo tổ chức kinh tế - tài chính, tham gia trong những chương trình Hội nghị. Chúng tôi muốn kêu gọi sự hỗ trợ, hợp tác về tài chính, nguồn vốn cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp thành viên HANSIBA nói riêng.

Tôi tin là sẽ có kết quả tích cực sau chuyến đi.

Khi làm việc, thông thường các doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm đến vấn đề gì, thưa ông?

Có nội dung chúng tôi và các doanh nghiệp Nhật Bản đều hay bàn tới, đó là năng lực sản xuất, trình độ công nghệ, thiết bị máy móc, cũng như yếu tố then chốt là nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ Việt Nam chưa có sự hậu thuẫn cụ thể từ Chính phủ. Trong khi đó, sự cạnh tranh với các quốc gia đã có nền công nghiệp hỗ trợ phát triển ngay trong khu vực ASEAN như Thái Lan, Malaysia, Indonesia và cả Trung Quốc, Ấn Độ .. là rất khốc liệt, áp lực với doanh nghiệp Việt Nam.

Với doanh nghiệp Việt Nam, điểm mấu chốt vẫn là nguồn lực tài chính.

Chúng tôi mong muốn lãi suất và thời gian cho vay ưu đãi và cả sự bảo lãnh từ Chính phủ về vốn vay.

Ngoài ra, còn vấn đề gì nữa, thưa ông?

Định hướng triển khai Chiến lược Công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt – Nhật đến năm 2020 tầm nhìn 2030, cũng như Sáng kiến chung Nhật – Việt giai đoạn 6 nhằm cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định trong chuyến thăm Việt Nam của ngài Thủ tướng Nhật Bản đầu năm 2017 vừa qua.

Cùng với “sinh khí mới” từ một Chính phủ “kiến tạo, đồng hành với doanh nghiệp” thời gian qua, cùng với sự nỗ lực lớn từ doanh nghiệp, chúng tôi rất mong các cơ quan sẽ có thêm giải pháp nhằm hiện thực hóa nhanh và đúng hướng các thỏa thuận hợp tác giữa hai bên.

Chúng tôi cũng đề nghị phía Nhật Bản hỗ trợ nguồn tài chính, cụ thể là nguồn vốn ODA từ Chính phủ và các nguồn vốn ưu đãi khác từ các tổ chức tài chính, quỹ đầu tư tại Nhật Bản. Có định hướng kết nối giữa nhà cung cấp sản phẩm, đơn vị tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất (các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam) và các tổ chức tài chính, ngân hàng, quỹ đầu tư cùng các đơn vị đặt hàng đầu ra sản phẩm (doanh nghiệp Nhật Bản).

Phía Việt Nam, chúng tôi tiếp tục mong muốn sự hỗ trợ cụ thể về chi phí thuê đất, thời gian thuê đất linh hoạt từng năm, các cơ chế chính sách hỗ trợ xúc tiến đầu tư, thương mại…

Có như vậy, các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam mới thực sự có thêm những điều kiện cần và đủ, nhằm hiện thực hóa các kế hoạch hợp tác cùng những doanh nghiệp Nhật Bản.

Nhà đầu tư Nhật Bản đề xuất xây dựng nhà máy đốt rác phát điện 20 triệu USD tại Đà Nẵng
Tại buổi làm việc với Phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn vào ngày 3/8 vừa qua, ông Yasuto Ando, Giám đốc Điều hành phụ trách...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư