Thương vụ M&A tỷ USD được mong chờ mùa ĐHĐCĐ, các nhà băng tiếp tục giảm lãi suất, phát hành TPDN thấp nhất 5 năm, chuyên gia khuyến nghị về vàng, chính sách tiền tệ sẽ ra sao khi Mỹ tăng thuế... là tiêu điểm ngân hàng tuần qua.
Sáng nay (22/5), giá vàng trong nước tiếp tục lao dốc mạnh, có lúc giảm còn 36,2 triệu đồng/lượng mua vào và 36,4 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm gần 1 triệu đồng/lượng so với hôm qua trước khi quay đầu tăng nhẹ. Trên thế giới đêm qua, giá vàng giảm mạnh còn 1.287,9USD/oz.
Sáng 21/5, Ngân hàng Nhà nước tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ khối các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Lãnh đạo các ngân hàng nước ngoài, trong đó có ngân hàng Trung Quốc đều khẳng định niềm tin và quyết tâm hoạt động tại Việt Nam.
Trước khuyến cáo của Ngân hàng Nhà nước về hiện tượng đầu cơ, làm giá, hôm nay (21/5),giá vàng trong nước giảm mạnh, chỉ trong vòng buổi sáng đã mất tới 500.000 đồng/lượng. Đà giảm của giá vàng vẫn đang tiếp diễn.
Sáng nay (21/5), giá vàng trong nước giảm nhẹ khi giá vàng thế giới hầu như đứng im (chỉ tăng 0,1%) với khả năng giảm giá rất lớn, các doanh nghiệp vàng khuyên người dân nên tranh thủ bán vàng ra.
Ông Nguyễn Quang Huy, Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước) khẳng định, giá vàng tăng trong vòng 1 tuần gần đây là do tâm lý đầu cơ, làm giá. Ngân hàng Nhà nước đang theo dõi sát tình hình thị trường vàng, đã chuẩn bị sẵn sàng và sẽ áp dụng ngay các biện pháp bình ổn thị trường vàng trong trường hợp cần thiết
Bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) khẳng định sẵn sàng bơm ngoại tệ ra thị trường, kiên định mục tiêu giữ biên độ tỷ giá 1-2% trong năm nay. Đồng thời, NHNN sẽ xử lý nghiêm hành vi gây rối thị trường, đầu cơ trục lợi tỷ giá.
Sáng nay (20/5), giá vàng trong nước diễn biến rất phức tạp khi tăng vọt lên 37,5 triệu đồng/lượng rồi lại giảm xuống 37,2 triệu đồng/lượng trước khi quay đầu tăng lên 37,4 triệu đồng/lượng. Giá vàng trong nước cao bất thường, trái chiều với giá thế giới cho thấy thị trường có yếu tố tâm lý chi phối.
Xu hướng M&A sẽ tiếp tục bùng nổ trong năm 2014 với sự góp mặt của nhiều “ông lớn” trong ngành, có thể gọi tên là “cơn bão M&A”. Bà Nguyễn Thùy Dương, Phó tổng giám đốc dịch vụ tài chính ngân hàng EY Việt Nam đưa ra nhận định.
Theo kế hoạch mới nhất về tiếp tục tái cấu trúc ngân hàng, thời gian tới, sẽ có thêm 6 -7 ngân hàng phải thực hiện sáp nhập - hợp nhất để giảm bớt số lượng, lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng. Trong góc nhìn của các chuyên gia, các ngân hàng này trong quá khứ đều gặp các vấn đề về quản trị dẫn đến “sức khỏe” suy kiệt.