Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 16 tháng 04 năm 2024,
Ngân hàng Việt chủ động ứng dụng công nghệ mới trong phòng, chống rửa tiền
Phương Thủy - 04/06/2018 14:17
 
Ngành tài chính trên thế giới đang tích cực phòng, chống hoạt động rửa tiền bằng các giải pháp công nghệ. Ông Richard Major, lãnh đạo Dịch vụ tư vấn tội phạm tài chính khu vực Đông Nam Á của PwC và ông Alex Tan, lãnh đạo Dịch vụ tư vấn điều tra gian lận của PwC Malaysia cùng chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề này.

Thưa các ông, vào thời điểm này, có thể nói gì về cách thức mà tội phạm thường rửa tiền qua hệ thống tài chính?

Hoạt động rửa tiền thường có 3 giai đoạn: sắp xếp, phân tán và hòa nhập. 

Sắp xếp là làm thế nào để đưa khoản tiền có nguồn gốc bất hợp pháp vào trong hệ thống tài chính. Phân tán là việc chuyển khối tiền đó qua nhiều giao dịch khác nhau trong hệ thống tài chính nhằm xóa dấu vết đặt tiền ban đầu. Còn hòa nhập là biến kho tiền đó thành tiền hợp pháp và đưa trở lại vào khối tài sản của mình.

Ông Richard Major
Ông Richard Major

Có thể ví dụ đơn giản như sau: tại nhiều quốc gia, nếu bạn gửi 10.000 USD tiền mặt vào tài khoản, ngân hàng sẽ phải báo cáo khoản tiền đó. Vì vậy, tội phạm chỉ gửi 9.000 USD, nhưng tại nhiều chi nhánh khác nhau của ngân hàng. Đó là bước “sắp xếp”. 

Số tiền đó nhập vào tài khoản, đi qua các hoạt động, giao dịch như đầu tư, mua bán và được “phân tán”. Khi đã “hòa nhập” lại vào hệ thống tài chính một cách hợp pháp, tội phạm có thể rút tiền đó chi tiêu cho các mục đích của mình.

PwC vừa công bố kết quả Khảo sát Tội phạm kinh tế và gian lận toàn cầu năm 2018. Xu hướng toàn cầu về tội phạm tài chính hiện tại như thế nào và vấn đề này ở Việt Nam đang diễn ra ra sao?

Các nhà quản lý ở các quốc gia, nền kinh tế trên thế giới  có xu hướng giám sát chặt chẽ hơn sự tuân thủ của ngân hàng đối với các quy định về tội phạm tài chính. Các cơ quan quản lý tại các nước cũng siết chặt việc thực thi các yêu cầu pháp lý. Vì vậy, ngày càng nhiều ngân hàng phải chịu những mức phạt tài chính nặng nề hay chế tài khác cho các vấn đề không tuân thủ.

Ông Alex Tan
Ông Alex Tan

Một xu hướng chúng tôi nhận thấy, đó là sự phối hợp giữa cơ quan quản lý và các ngân hàng thương mại trong sử dụng chung các tiện ích cho công tác nhận biết khách hàng. 

Trong quá khứ, nhiều ngân hàng tập trung tuyển dụng nhân sự để tăng cường công tác phòng, chống rửa tiền và phòng, chống tội phạm tài chính. Nhưng ngày nay, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, ngân hàng có thể xử lý các vấn đề này hiệu quả hơn và với chi phí thấp hơn. Ví như công nghệ sinh trắc học đang được thử nghiệm hoặc sử dụng ở quy mô hạn chế tại một số thị trường. 

Nếu xem xét riêng các hành vi rửa tiền, có thể thấy rằng, do các giao dịch tiền mặt vẫn rất phổ biến tại Việt Nam nên rủi ro cao hơn, tội phạm tài chính phổ biến và khó phát hiện hơn. 

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã và đang có nỗ lực rất lớn trong việc phối hợp làm việc với các ngân hàng thương mại trên nội dung này, nhằm nâng cao chất lượng tuân thủ.

Các ngân hàng tại Việt Nam gặp khó khăn gì trong việc áp dụng công nghệ để phòng, chống rửa tiền và tội phạm tài chính? Chi phí có phải là vấn đề lớn, thưa các ông?

Theo chúng tôi, có 2 thách thức chính. Thứ nhất là, sự bùng nổ của công nghệ mới khiến nhiều ngân hàng gặp khó khăn trong cập nhật và lựa chọn những công nghệ phù hợp nhất. 

Công ty TNHH Tư vấn PricewaterhouseCoopers Việt Nam là thành viên của PwC Consulting ASEANZ (Australia, Đông Nam Á và New Zealand) gồm hơn 2.000 chuyên gia tư vấn đang làm việc tại 8 quốc gia trong khu vực.
Đội ngũ tư vấn quản lý rủi ro, ngành tài chính - ngân hàng của PwC tại Việt Nam sở hữu kinh nghiệm dày dặn trong việc triển khai các dự án chuyển đổi rủi ro cho các ngân hàng lớn tại Việt Nam.
Thông qua việc đem đến chuyên môn sâu sắc của PwC tại khu vực trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền, đội ngũ tư vấn của PwC tại Việt Nam đã và đang hỗ trợ các ngân hàng Việt Nam nâng cao khung quản lý tội phạm tài chính theo các thông lệ tiên tiến. Lãnh đạo của đội ngũ này là ông Grant Dennis, Tổng giám đốc ([email protected]) và bà Đinh Hồng Hạnh, Giám đốc Dịch vụ Tư vấn Tài chính ([email protected]).

Thứ hai là, làm sao để ngân hàng và cơ quan quản lý có thể phối hợp với nhau để đánh giá tính hiệu quả của công nghệ mới đó và chọn ra giải pháp phù hợp nhất.

Một trong những cơ hội lớn dành cho ngân hàng thương mại Việt Nam là có thể học tập kinh nghiệm của ngân hàng trên thế giới trong xử lý vấn đề này. Theo quan sát của chúng tôi, nhiều ngân hàng Việt Nam chủ động tìm hiểu và ứng dụng công nghệ mới, công nghệ đột phá và ở một phương diện nào đó, họ triển khai kế hoạch này nhanh và tham vọng hơn ngân hàng ở nhiều quốc gia khác.

Gần đây, chúng tôi đã có dịp gặp gỡ đại diện một ngân hàng thương mại Việt Nam có mong muốn áp dụng công nghệ sinh trắc học. Cụ thể là, ngân hàng muốn nhận diện khách hàng qua hình chụp camera trước của điện thoại, thay vì phải nhập mật khẩu truy cập.

Các công nghệ tiên tiến này không hẳn là đắt tiền nếu như chúng ta xét đến những lợi ích lâu dài mà chúng mang lại cho ngân hàng, như khả năng quản lý quan hệ khách hàng tốt hơn, hay khả năng tăng doanh thu và giảm tổn thất do gian lận. Lợi tức đầu tư thu được như vậy là không nhỏ.

Còn một thách thức khác không chỉ riêng ở thị trường Việt Nam là thách thức liên quan tới việc đánh giá rủi ro. Có khoảng 75% tổ chức tham gia khảo sát của PwC ở Đông Nam Á cho biết đã thực hiện đánh giá rủi ro về phòng, chống rửa tiền trong 24 tháng qua. Song liệu họ đã đánh giá đủ chi tiết để có thể đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp hay chưa? Đối với 25% tổ chức còn lại chưa thực hiện đánh giá rủi ro về phòng, chống rửa tiền, thì làm sao các tổ chức này biết được mình đang gặp những rủi ro tiềm ẩn gì để đưa ra phương án phòng, chống thích hợp?

Các ông có lời khuyên gì dành cho ngân hàng Việt trong việc phòng, chống rửa tiền và tội phạm tài chính?

Các ngân hàng thương mại nên có phương pháp tiếp cận trên cơ sở rủi ro. Họ nên đánh giá rủi ro một cách bài bản, xác định và ước lượng được các rủi ro ngân hàng đang và sẽ phải đối mặt, hiểu được khẩu vị rủi ro của ngân hàng mình. Như vậy, họ mới đưa ra được quyết định đúng đắn xem nên đầu tư vào hệ thống nào để cải thiện, tăng cường các chốt kiểm soát nội bộ trong công tác phòng, chống rửa tiền. 

Ngoài ra, ngân hàng cần hiểu rằng, phòng, chống rửa tiền không phải là một lĩnh vực để cạnh tranh với nhau. Các ngân hàng nên hợp tác để chia sẻ thông tin và phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý.

Cấm lợi dụng kinh doanh casino để rửa tiền
Chính phủ vừa ban hành Nghị định về kinh doanh casino, quy định về việc kinh doanh, quản lý hoạt động kinh doanh và xử phạt vi phạm hành chính trong...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư