-
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 20/11: Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện -
Tổ hợp Y tế Phương Đông bị xử phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm
Biết rồi vẫn mắc
Lưu trữ thức ăn từ sáng tới chiều tối, thậm chí để qua đêm trong môi trường bên ngoài hay tích trữ đủ thứ thức ăn sống - chín, rau củ, thịt cá… trong tủ lạnh là thói quen của nhiều bà nội trợ và các nhà hàng kinh doanh ăn uống. Thói quen tưởng vô hại này thực ra lại gây rất nhiều tác động tiêu cực, khiến nguy cơ người dân bị ngộ độc thực phẩm tăng cao.
Chuyên gia thực phẩm Nguyễn Duy Thịnh cho hay, trong môi trường nắng nóng, nhiều loại vi khuẩn có khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, như vi khuẩn E.coli, vi khuẩn Shigella gây đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc đường ruột. Các thực phẩm có nguồn gốc động vật, giàu đạm và dầu như hải sản, thịt, sữa có nguy cơ ôi thiu cao, nếu để bên ngoài môi trường, nhiệt độ cao, vi khuẩn phát triển nhanh, dẫn đến thực phẩm nhanh bị hư hỏng, biến chất, nấm mốc.
Ngoài ra, nếu để thức ăn đã chế biến mà không che đậy kỹ, cẩn thận, các loại côn trùng có cánh (đa phần là ruồi) đậu vào thức ăn và đẻ trứng, trứng sau đó sẽ nở ra giòi. Thời tiết nóng nực hiện nay càng tạo điều kiện cho giòi phát triển nhanh.
“Thói quen tích trữ nhiều thực phẩm, để lẫn đồ tươi sống với thức ăn đã qua chế biến trong tủ lạnh mà một số người đang sở hữu cũng tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm chéo, do tiếp xúc giữa các thực phẩm”, chuyên gia Nguyễn Duy Thịnh lo ngại.
Thậm chí, một số người còn có tâm lý “tiếc của”, thấy thực phẩm có mùi bất thường nhưng vẫn đun nóng lại, hoặc gột bỏ chỗ bị hỏng để sử dụng. Đây là thói quen rất nguy hiểm. Một thói quen nữa cũng không tốt trong ngày hè mà nhiều người đang mắc phải là thức ăn đã chế biến, sau bảo quản không đun nóng lại, mà ăn ngay.
Tại một số cơ sở kinh doanh ăn uống, qua quan sát, phóng viên nhận thấy, nhiều nhân viên chế biến sẵn sàng dùng tay để bốc thức ăn sống, chín. Các loại dao, thớt cũng không phân biệt, đồ nào dùng cho thực phẩm chín, đồ nào chỉ dùng chế biến thức ăn tươi sống. Một số cơ sở còn coi sàn nhà là tủ bếp khi thực phẩm được vứt bừa bãi trên nền đất, có khi còn cạnh cả nhà vệ sinh, bồn cầu.
Tự bảo vệ bản thân
Mùa hè nóng bức nên mọi người thường ưa thích món ăn nguội, mát. Nhưng để an toàn, chuyên gia khuyến cáo phải đảm bảo thời gian làm nguội và dùng thức ăn trong vòng không quá 2 giờ sau khi nấu. Với thức ăn đã nấu chín, cất trữ trong tủ lạnh, khi đem ra sử dụng lại, phải đun sôi ít nhất ở 70 độ C.
Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Trung tâm Giáo dục truyền thông dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng) cho hay, để phòng tránh ngộ độc thực phẩm do các vi khuẩn gây bệnh, người dân cần đun chín kỹ thực phẩm, không sử dụng đồ ăn tái, sống; thịt, cá sau khi nấu không còn màu hồng, đỏ. Với rau quả ăn sống, cần phải rửa kỹ dưới vòi nước, ngâm nước muối 0,9% trước khi ăn.
Với thời tiết mùa hè nắng nóng, thực phẩm rất dễ hỏng. Vì vậy, chuyên gia khuyên người tiêu dùng chỉ nên mua và sử dụng thực phẩm trong ngày, không nên dự trữ quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh. Đối với thực phẩm đông lạnh, cần rã đông hoàn toàn trước khi nấu. Không để lẫn, chế biến lẫn các thực phẩm sống với thực phẩm chín; ăn chín, uống sôi, hạn chế tối đa việc sử dụng thực phẩm sống, tái.
“Khi chế biến thực phẩm, cần đảm bảo vệ sinh tay, vệ sinh dụng cụ ăn uống, dụng cụ chế biến, sử dụng nguồn nước sạch. Nên ăn ngay sau khi chế biến, nếu chưa sử dụng, thì cần bảo quản kỹ thực phẩm bằng cách che, đậy bằng hộp đựng, lồng bàn, tủ lạnh, tránh ruồi, muỗi, nhặng. Nếu để sau 2 giờ, thì phải hâm nóng lại trước khi sử dụng. Không nên để thực phẩm qua đêm và hâm đi hâm lại nhiều lần”, bác sỹ của Viện Dinh dưỡng đưa ra lời khuyên.
Bà Trần Việt Nga, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) nhấn mạnh, để sử dụng thực phẩm an toàn, người dân cần tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất để bảo đảm chất lượng như đã ghi trên nhãn sản phẩm, theo đúng vòng đời của sản phẩm. Khi có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm, cần dừng ngay việc sử dụng thực phẩm nghi ngờ và tới khám tại cơ quan y tế gần nhất, tuyệt đối không tự mua và sử dụng thuốc, tránh nguy cơ bệnh tăng nặng.
-
Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế -
Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc -
Quốc hội chốt quy mô dự án mới về dược được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt -
Tăng thuế thuốc lá là chiến lược quan trọng giảm tử vong và gánh nặng bệnh tật -
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Tin mới y tế ngày 21/11: Những điểm mới trong phòng, chống đại dịch HIV tại Việt Nam -
Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư hàm mặt
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025