
-
Những hình ảnh, tư liệu quý của ngành ngân hàng ra mắt người dân TP.HCM
-
UOB Việt Nam tài trợ tín dụng thương mại xanh cho NAVICO
-
Đồng Pi bị thổi bay hơn 80% giá trị sau hơn 1 tháng lên sàn
-
Phát hành trái phiếu quý I/2025 thấp nhất 5 năm, riêng phát hành ra công chúng tăng tới 68%
-
NCB ghi nhận hơn 125 tỷ đồng lợi nhuận trong quý I/2025 nhờ chiến lược mới -
Eximbank đồng hành cùng doanh nghiệp “vượt sóng” kinh tế toàn cầu
![]() |
TPBank luôn “chịu chi” đầu tư công nghệ để hướng đến sự tiện ích lớn nhất cho khách hàng |
Lột xác thành công
Số liệu được công bố tại ĐHCĐ thường niên 2016 của TPBank cho thấy, tính đến cuối năm 2015, tổng tài sản đạt của ngân hàng đã đạt trên 76,2 nghìn tỷ đồng, tăng gấp rưỡi so với 2014, trở thành ngân hàng quy mô tầm trung. Nhân sự đạt 2.800 người, tăng 46% so với cuối năm 2014. Lợi nhuận vượt kế hoạch, đạt mức 626 tỷ đồng, ROE đạt 13,85%. Nợ xấu ở mức thấp nhất hệ thống: 0,66%.
Đặc biệt, năm 2015, TPBank đã chính thức bù đắp hết các khoản lỗ lũy kế từ trước và bắt đầu có lợi nhuận thực dương 229 tỷ đồng. Lãnh đạo TPBank từ đây có thể “thở phào” khi tiền lãi làm ra không còn phải bù đắp cho những khoản lỗ từ thời kỳ trước.
Trả lời báo Đầu tư, ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc TPBank cho hay: “Sau hơn 3 năm tự tái cơ cấu, TPBank đã tạo ra hơn 1700 tỷ đồng lợi nhuận, đủ bù đắp toàn bộ lỗ luỹ kế và có lợi nhuận. Việc xử lý xong các gánh nặng tài chính trong quá khứ và đã có tích lũy cho phép TPBank tập trung hơn vào các định hướng chiến lược và phát triển kinh doanh, phấn đấu trở thành ngân hàng hàng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam”.
Mục tiêu mà TPBank đặt ra trong năm 2016 khá cao: Tổng tài sản đạt 91,5 nghìn tỷ đồng, huy động đạt 84,5 nghìn tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt 63,8 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 695 tỷ đồng, đạt 1,5 triệu khách hàng; tỷ lệ nợ xấu dưới 2%. Tuy nhiên, với nền tảng đang có, lãnh đạo TPBank tự tin có thể hoàn thành nhiệm vụ.
Với đà phát triển liên tục, lành mạnh, TPBank đã lọt mắt xanh nhiều nhà đầu tư ngoại. Mới đây, Công ty tài chính quốc tế IFC (International Finance Corporation) đã tuyên bố sẽ rót hơn 400 tỷ đồng (18,3 triệu USD) để nắm gần 5% cổ phần TPBank. Năm 2015 vừa qua, TPBank cũng là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam được IFC cung cấp hạn mức tài trợ thương mại để ngân hàng hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước.
Nhìn vào bức tranh tài chính của TPBank hiện nay, ít ai ngờ rằng, chỉ 5 – 6 năm trước đây, TPBank là một ngân hàng nhỏ và yếu kém bạc nhất hệ thống. Nhờ luồng vốn thực của cổ đông lớn là Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji rót vào, cùng đội ngũ lãnh đạo mới và chiến lược phát triển mới, diện mạo của TPBank đã thay đổi hoàn toàn. Chiến lược đó của TPBank dựa trên chính thế mạnh của ngân hàng này: Sức mạnh về công nghệ.
Thế mạnh cổ đông và chiến lược đầu tư cho công nghệ
Lợi nhuận, tổng tài sản, tăng trưởng huy động vốn… là những con số biết nói, song những con số này không ấn tượng bằng chất lượng dịch vụ mà TPBank mang đến cho khách hàng.
Hiện TPBank được các đơn vị tư vấn độc lập đánh giá là 1 trong những ngân hàng có chất lượng dịch vụ khách hàng tốt nhất hiện nay, sánh ngang các ngân hàng nước ngoài danh tiếng. Nhờ ứng dụng công nghệ nên thời gian giao dịch và quy trình, thủ tục của khách hàng được rút ngắn một cách tối đa. Với các giao dịch trực tiếp, nhiều khi khách hàng chỉ cần một chữ ký là hoàn thành giao dịch, không phải điền nhiều loại giấy tờ như các ngân hàng khác. Tuy nhiên, với đa phần dịch vụ, khách hàng có thể thực hiện qua Internet Banking hoặc Mobile Banking của TPBank ở bất kỳ mọi nơi, mọi lúc mà không cần đến ngân hàng. Nhờ dịch vụ khách hàng hoàn hảo, chỉ sau 5 năm, số khách hàng của TPBank đã tăng gần theo cấp số nhân, từ 70.000 khách hàng năm 2012 lên tới khoảng 1,2 triệu lượt khách hàng năm 2015.
Mạnh tay đầu tư cho công nghệ là nguyên do chính khiến TPBank lột xác. Hình hài của một ngân hàng công nghệ cũng khiến TPBank trở nên khác biệt trong hệ thống ngân hàng. Trong năm 2015 vừa qua, TPBank đã triển khai thành công hàng loạt dự án quan trọng như: ra mắt hai phiên bản eBank mới là eBank Biz (cho khách hàng doanh nghiệp) và eBank 7.0 (cho khách hàng cá nhân) với những tính năng công nghệ mới nhất, như đăng nhập bằng vân tay tích hợp 3D touch, chữ ký số mCA….; ra mắt sản phẩm tài khoản EasyLink giúp khách hàng quản lý dòng tiền thông minh.
Với những nỗ lực này, TPBank đã liên tiếp 2 năm liền được Tạp chí Global Financial Market Review (GFM) trao tặng giải thưởng Ngân hàng số sáng tạo nhất Việt Nam.
Câu hỏi đặt ra là, hiện nay, không ít ngân hàng mạnh tay chi cho công nghệ, nhưng tại sao ở TPBank, dấu ấn ngân hàng số lại đặc biệt rõ nét?
Câu trả lời rất đơn giản, bởi TPBank phát triển ngân hàng công nghệ dựa trên những lợi thế của chính mình chứ không phải những lợi thế “vay mượn”. Chỉ cần nhìn vào cơ cấu cổ đông của TPBank cũng có thể thấy, đây là những doanh nghiệp rất mạnh về tài chính và công nghệ - hai yếu tố sống còn để phát triển ngân hàng số.
Cụ thể, hiện TPBank được đầu tư bởi những cổ đông lớn: Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Công ty cổ phần FPT, Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare) và Tập đoàn tài chính SBI Ven Holding Pte.Ltd Singapore.
Nếu cổ đông DOJI và Vinare hậu thuẫn TPBank về mặt tài chính thì FPT và SBI Ven Holding (sở hữu SoftBank - ngân hàng điện tử hàng đầu tại Nhật) lại hỗ trợ TPBank rất nhiều về công nghệ và các giải pháp khai thác công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng.
Thực tế, xét về khía cạnh ngân hàng số, TPBank đang ở vị trí dẫn đầu. Trao đổi với Báo Đầu tư, ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc TPBank khẳng định: “TPBank tự tin đang ở trong nhóm ngân hàng dẫn đầu về ứng dụng và triển khai ngân hàng số, và sẽ tiếp tục đầu tư nguồn lực phù hợp để duy trì vị thế này”.
Dĩ nhiên, để có được hình hài của một ngân hàng số, TPBank cũng phải đầu tư chi phí không nhỏ. Tuy nhiên, trong bối cảnh NHNN hạn chế ngân hàng thành lập chi nhánh, điểm giao dịch như hiện nay, phát triển ngân hàng số là lựa chọn thông minh và kinh tế, vừa khai thác được lượng khách hàng lớn, vừa không bị bó hẹp phạm vi hoạt động.
Được biết, hiện TPBank đang thực hiện dự án “Ngân hàng năm sao” để duy trì vị thế dẫn đầu về chất lượng dịch vụ khách hàng hoàn hảo.
“Dù được đánh giá chất lượng hàng đầu song TPBank vẫn mong muốn tiếp tục duy trì và cải thiện chất lượng dịch vụ tốt hơn, phục vụ các đối tượng khách hàng đa dạng, gia tăng các trải nghiệm tốt và số hoá quy trình giao dịch với khách hàng. Vì vậy, NH đang triển khai dự án để cải tiến quy trình, tăng cường đào tạo huấn luyện nhân viên, tối ưu hoá nguồn lực... để có thể đưa chất lượng của hoạt động dịch vụ khách hàng đạt tiêu chuẩn 5 sao. Chúng tôi sẽ cố gắng để hoàn tất dự án này và triển khai thành công đến tất cả các điểm giao dịch và các kênh giao tiếp khác với khách hàng ngay trong năm 2016 này”, Tổng Giám đốc TPBank cho biết

-
NCB ghi nhận hơn 125 tỷ đồng lợi nhuận trong quý I/2025 nhờ chiến lược mới -
Eximbank đồng hành cùng doanh nghiệp “vượt sóng” kinh tế toàn cầu -
Nới lỏng tiền tệ, lo tín dụng chạy theo “lượng” -
Chubb Life mở rộng chiến lược tiếp cận và chăm sóc khách hàng -
Đã có 26 ngân hàng giảm lãi suất, có ngân hàng giảm 7 lần trong1 tháng -
Vàng thế giới giảm sâu, giá SJC về dưới 102 triệu đồng/lượng -
Năm 2025, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, không có kế hoạch mở rộng hệ sinh thái
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort