Thực hiện Thông báo Kết luận số 264-TB/TW, ngày 31 tháng 7 năm 2009 của Bộ Chính trị, cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã trải qua hành trình 10 năm với những kết quả đáng khích lệ.
Theo thống kê, hiện tỷ lệ hàng Việt vẫn chiếm tỷ lệ cao trên thị trường nội địa, từ 80% đến trên 90% tại kênh phân phối hiện đại và từ 60% trở lên tại kênh bán lẻ truyền thống.
Sau 25 năm quan hệ thương mại và đầu tư, hàng hóa dịch vụ của Hoa Kỳ đã hiện diện trong tất cả các lĩnh vực đời sống của Việt Nam. Nói ví von là: “Người Việt Nam giờ uống Coca-Cola, tra Google, lên Facebook, bay Boeing và mua sắm qua Amazon”.
Từ một nhà máy sản xuất đồ chơi, sản phẩm tiêu dùng thời bao cấp, Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã nắm bắt, chuyển động gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, mạnh dạn đầu tư, đổi mới sản phẩm, cạnh tranh trên thị trường, ngày càng khẳng định sự vững vàng của một thương hiệu Việt.
Sau gần 20 năm “làm thuê” trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo, ấp ủ giấc mơ phát triển một thương hiệu Việt, Phan Văn Minh quyết định khởi nghiệp ở tuổi 42. Ông đang nỗ lực từng ngày để phát triển Công ty cổ phần Thực phẩm Santa, với khát vọng vươn ra thị trường thế giới.
Với 23 năm liên tục đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao và là doanh nghiệp đứng đầu trong ngành hàng của mình, Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang còn phát triển các giải pháp chiếu sáng kỹ thuật cao, phần mềm tư vấn thiết kế chiếu sáng (Lightcheck), cung cấp cho người tiêu dùng giải pháp để chuẩn hóa nguồn sáng trong môi trường sống...
Đây là vinh dự cho một doanh nghiệp địa phương với những cống hiến và đóng góp số lượng cũng như chất lượng trong ngành vật liệu xây dựng tại Quảng Ngãi. Vinh dự hơn đây là 1 trong 542 doanh nghiệp trong cả nước nhận danh hiệu này.
Theo khảo sát của Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao số lượng doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn năm 2019 chỉ còn 542 doanh nghiệp, giảm 98 doanh nghiệp (tương ứng 15%) so với đợt bình chọn năm 2018.
BrandFinance – Nhà tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới, vừa công bố danh sách 50 thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam năm 2018. Theo đó, Viettel tiếp tục là thương hiệu đứng số 1 về giá trị, với mức định giá 3,178 tỷ USD (tăng 23,7% so với năm 2017), bằng tổng giá trị của thương hiệu đứng thứ 2 và thứ 3 trong bảng xếp hạng cộng lại.
Vingroup, FPT, Hòa Phát, TTC, Traphaco, Thiên Long, Xây dựng Hòa Bình, Gỗ An Cường, Thủy sản Minh Phú, CenLand là những tân Top 10 Sao Vàng đất Việt năm 2018, sẽ được vinh danh vào sáng nay. Top 100, Top 200 Sao Vàng đất Việt năm 2018 cũng đã được xướng danh.