-
Vì sao start-up cần thành lập hội đồng quản trị? -
Chủ tịch CEO viết sách mời người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư bất động sản -
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép -
Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình: Điểm tựa vững chắc của các doanh nhân nữ
Nguyễn Thanh Cầm, Nhà sáng lập, CEO Tiếng Trung Cầm Xu |
Để Tiếng Trung không còn là ngôn ngữ “khó nhằn”
Tiếng Trung là ngôn ngữ phổ biến trên thế giới, nhưng theo đánh giá của nhiều người học, tiếng Trung không dễ tiếp cận như tiếng Anh. Nếu tiếng Anh dùng bộ chữ Latin tương tự tiếng Việt, thì Tiếng Trung dùng chữ tượng hình, gây khó khăn cho người học cả về phát âm lẫn tập viết. Nhiều học viên đã phải bỏ ngang sau một thời gian học tiếng Trung, nhất là những người đi làm bận rộn.
“Lỗi không nằm ở giáo viên hay học viên. Tất cả là tại giáo trình và phương thức giảng dạy”, Thanh Cầm lý giải.
Theo nữ CEO, trên thế giới đã có rất nhiều phương pháp giảng dạy ngoại ngữ tiên tiến, nhưng không ai áp dụng đối với việc dạy tiếng Trung, khiến cả người học lẫn người dạy đều vất vả. Vì vậy, cô quyết định tự nghiên cứu, biên soạn bộ sách “Emotional Chinese” - nền tảng giảng dạy của chuỗi trung tâm Tiếng Trung Cầm Xu.
Bộ sách gồm 4 cuốn, là kết quả sau gần 4 năm miệt mài làm việc, chỉnh sửa của Cầm Xu và đội ngũ. Bằng cách kết hợp các nguyên lý khoa học trong giảng dạy ngoại ngữ của phương Tây với bộ khung nội dung của tiếng Trung, bộ sách lược bớt những phần học nặng nề, rắc rối, kém hiệu quả, thay vào đó là các cách thực hành liên tục, phản xạ ngôn ngữ liên tục, nghe và nhắc lại thật nhiều để kiến thức được khắc sâu vào trong não, đảm bảo các học viên “học đến đâu, hiểu đến đấy; học đến đâu, nói được đến đấy”.
- CEO Nguyễn Thanh Cầm
Để hoàn thiện bộ sách, Thanh Cầm đã đọc và tìm hiểu trên 50 bộ giáo trình của các ngôn ngữ khác nhau, học hơn 30 ứng dụng ngoại ngữ lớn nhất, tự mình đi hết Trung Quốc, tham gia và tốt nghiệp chương trình kỹ thuật giảng dạy của Đại học Harvard. Bộ sách đã được kiểm nghiệm bởi giảng viên đại học tại Trung Quốc, cũng như giáo viên tại Viện Khổng Tử.
“Tôi tự tin rằng, bộ sách dạy tiếng Trung của Tiếng Trung Cầm Xu có thể sánh vai về mặt học thuật với khá nhiều bộ sách khác từ Trung Quốc”, nhà sáng lập sinh năm 1990 khẳng định.
Bên cạnh nội dung bộ sách, Thanh Cầm còn tổng hợp và phát triển các phương pháp học tập dựa trên một số tiêu chí như sự đồng âm giữa tiếng Việt và tiếng Trung, học từ vựng qua ngữ cảnh, qua thơ, bài hát… nhằm kích thích sự hào hứng của học viên. Nhờ đó, Tiếng Trung Cầm Xu dù không phải trung tâm tiếng Trung đầu tiên tại Hà Nội, nhưng đã nhanh chóng tạo chỗ đứng trên thị trường.
Hiện tại, Tiếng Trung Cầm Xu sở hữu 4 cơ sở đào tạo, kết hợp cả hình thức giảng dạy online lẫn offline. Trung tâm đang tích cực phát triển ứng dụng (app) riêng để học viên tăng cường luyện nói thêm bên cạnh thời gian học tập trên lớp.
Vượt qua “thuốc thử” đại dịch
Trước khi thành lập Tiếng Trung Cầm Xu, Nguyễn Thanh Cầm đã sáng lập kênh Youtube “Học tiếng Trung dễ như ăn kẹo”, với những nội dung chia sẻ thực tế để học tiếng Trung hiệu quả, thu hút gần 300.000 người theo dõi. Cô từng làm phát thanh viên nhiều năm tại Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) và đứng ra khởi nghiệp một dự án riêng trong lĩnh vực đồ uống.
Tuy nhiên, dự án này thất bại, buộc Thanh Cầm phải tìm mọi cách xoay xở để trả nợ. Đây là lúc Thanh Cầm nhớ tới những lời đề nghị về việc dạy tiếng Trung mà người xem để lại trên kênh Youtube và cô quyết định thuê một phòng học riêng, tự mở lớp học đầu tiên cho vài đồng nghiệp, bạn bè. Nhờ nghiệp vụ chuyên môn về âm thanh và giọng nói, cộng với sự am hiểu phương pháp học tiếng Trung, lớp học của Thanh Cầm nhanh chóng thu hút thêm nhiều học viên mà không cần tốn chi phí cho quảng cáo.
Tháng 10/2016, Thanh Cầm chính thức nghỉ công việc văn phòng đang thăng tiến để tập trung phát triển Tiếng Trung Cầm Xu. Chỉ trong vòng 3 năm sau đó, trung tâm của cô mở rộng lên 5 cơ sở và luôn trong tình trạng kín chỗ. Đây cũng là giai đoạn Thanh Cầm đầu tư thời gian, công sức để biên soạn bộ sách “Emotional Chinese”.
Tuy nhiên, Covid-19 ập tới và thay đổi tất cả. “Đại dịch là thuốc thử để phơi bày ‘bệnh nền’ của tổ chức”, Thanh Cầm chia sẻ.
Tiếng Trung Cầm Xu phải đóng cửa 3 cơ sở, 2 cơ sở còn lại hoạt động “cầm cự”. Quãng thời gian đóng cửa kéo dài cả năm khiến số vốn mà nhà sáng lập tích lũy được gần như cạn sạch. Lúc này, Thanh Cầm cũng nhận ra, Tiếng Trung Cầm Xu chỉ là một nhóm người cùng làm chung, chứ không phải một tổ chức, không có quy trình thực thi, đánh giá đồng bộ.
Gần như phải quay về vạch xuất phát, Thanh Cầm bắt đầu làm lại mọi thứ, từ xây dựng quy trình giảng dạy đồng bộ, đến củng cố văn hóa doanh nghiệp, đưa công nghệ vào kiểm soát hoạt động...
Tháng 4/2022, Tiếng Trung Cầm Xu mở cửa trở lại và tiếp tục nỗ lực củng cố vững chắc bộ gốc của doanh nghiệp. Tháng 9/2023 vừa qua, start-up mở thêm 2 cơ sở mới. “Chúng tôi đã lấy lại được không khí thân thương của giai đoạn 2016 - 2017, những năm đầu khởi nghiệp”, Thanh Cầm phấn khởi nói.
Trong năm 2024, start-up đặt 3 mục tiêu chính, gồm hoàn thiện app học tiếng Trung; chuẩn hóa quy trình chăm sóc khách hàng và tuyển thêm nhân sự mạnh về mảng tài chính, kinh doanh. Nhà sáng lập cho biết, họ có thể cân nhắc mở thêm 1, 2 cơ sở mới và tiếp tục gia cố nền móng. “Khi nền móng vững chắc, huy động được vốn đầu tư, chúng tôi sẵn sàng mở rộng quy mô”, Thanh Cầm khẳng định.
-
Chu Đức Minh, Nhà sáng lập nền tảng Communi: Đưa trí tuệ Việt vào thị trường phần mềm toàn cầu -
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Benoît Chaigneau, Nhà sáng lập Chu Ben Fish Sauce: Nâng tầm nước mắm Việt Nam -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép -
Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình: Điểm tựa vững chắc của các doanh nhân nữ -
Doanh nhân Nguyễn Thúy Cải: Ba thập kỷ lan tỏa giá trị ẩm thực và tiệc cưới truyền thống
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024