
-
Sun Group được chấp thuận chủ trương đầu tư hãng hàng không Sun PhuQuoc Airways
-
TP.HCM chuẩn bị xây thêm “tổ” để đón “đại bàng”
-
TP.HCM: Đề nghị rút một dự án nhà xưởng cao tầng khỏi chương trình kích cầu đầu tư
-
Kế hoạch đầu tư công trung hạn nhiệm kỳ tới: Dưới 3.000 dự án, bảo đảm không dàn trải
-
LICOGI 13 đầu tư dự án khu công nghiệp 116 ha tại Quảng Trị -
Quảng Ngãi yêu cầu xử lý hàng chục dự án gây lãng phí đất đai
![]() |
Tính đến đầu tháng 3, nhà đầu tư đã giải ngân cho Dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn (hợp phần đường cao tốc) hơn 4.700 tỷ đồng |
Gánh lỗ vì lãi suất
Trong báo cáo các vướng mắc liên quan đến Dự án BOT xây dựng tuyến cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn gửi Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể vào đầu tháng 3/2018, Công ty cổ phần BOT Bắc Giang – Lạng Sơn khẳng định, lãi suất vốn vay không hợp lý đang là một trong những nút thắt có thể khiến dự án này có thể rơi vào tình trang “vỡ trận”.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn vào chiều 9/3, ông Trần Văn Thế, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần BOT Bắc Giang – Lạng Sơn cho biết, tại hợp đồng BOT ký giữa Bộ GTVT và nhà đầu tư vào năm 2016, lãi suất vốn vay được ấn định là 8,11%/năm.
Mức lãi suất này khi đó được căn cứ theo Thông tư số 55/2016/TT – BTC ngày 22/3/2016 của Bộ Tài chính. Theo đó, lãi suất trong thời gian xây dựng không được vượt quá 1,3 lần bình quân lãi suất phát hành của trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm.
Tuy nhiên, trong khi thực tế, Công ty cổ phần BOT Bắc Giang – Lạng Sơn đã phải vay ngân hàng với lãi suất lên tới 10,5%/năm để đưa vào Dự án. Như vậy, so với lãi suất tại hợp đồng BOT với lãi suất vay trong thực tế, nhà đầu tư đang phải bù lỗ là 2,33 % cho khoản chênh lệch nói trên.
“Nguồn vốn tín dụng chiếm khoảng 85% cơ cấu tổng mức đầu tư của Dự án (12.188 tỷ đồng) nên khoản bù chênh lệch lãi suất là rất lớn, gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp dự án”, ông Thế nói.
Ông Thế cho biết, nhận thấy sự bất cập này, Bộ Tài chính đã có Thông tư 75/2017 – TT - BTC sửa đổi bổ sung Thông tư số 55/2016/TT - BTC, cho phép nâng trần lãi suất vốn vay từ 1,3 lần lên 1,5 lần lãi suất phát hành Trái phiếu Chính phủ. Tuy nhiên, Thông tư số 75 lại không đề cập đến các điều khoản chuyển tiếp cho các dự án đã ký kết hợp đồng BOT, nhưng đang trong giai đoạn triển khai thi công trong đó có Dự án cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn và cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận.
Để gỡ nút thắt trần lãi suất, ngay từ giữa năm 2017, Bộ GTVT đã kiến nghị Bộ Tài chính cho phép hai dự án nói trên được áp dụng nguyên tắc tính lãi theo quy định tại Thông tư số 75 nhằm giảm gánh nặng cho nhà đầu tư và phù hợp với thực tế diễn biến tại thị trường tín dụng (đối với Dự án cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn) và có đủ cơ sở để ngân hàng ký hợp đồng tín dụng (đối với Dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận.
Nhà đầu tư chờ đợi
Trong văn bản số 16181/ BTC – ĐT gửi Thủ tướng Chính phủ vào cuối tháng 11/2017 liên quan đến việc tháo gỡ vướng mắc về lãi vốn vay của các dự án BOT, Bộ Tài chính cho rằng, Thông tư số 75 đã cơ bản tháo gỡ vướng mắc về lãi suất cho các dự án BOT ngành giao thông. Bộ Tài chính thừa nhận, đối tượng được điều chỉnh mức lãi suất vay vốn mới tại Thông tư 75 không áp dụng đối với các dự án BOT đã ký hợp đồng dự án và các phụ lục hợp đồng dự án trước thời điểm thông tư 75 có hiệu lực, theo Khoản 3, Điều 2 Thông tư này quy định.
Theo quan điểm của Bộ Tài chính, điều khoản chuyển tiếp nêu trên của Thông tư 75 căn cứ vào quy định tại Khoản 5 và Khoản 7 Điều 72 Nghị định số 15/2015/NĐ – CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép 2 dự án BOT là Trung Lương – Mỹ Thuận và Bắc Giang – Lạng Sơn được cập nhật, áp dụng nguyên tắc xác định lãi suất theo quy định tại thông tư 75 (không vượt quá 1,5 lần lãi suất trái phiếu Chính phủ cùng kỳ hạn và lãi suất cho vay bình quân trung hạn và dài hạn tại 4 ngân hàng thương mại nhà nước).
Trước đó, ngày 4/1/2018, tại cuộc họp về xử lý các vướng mắc trong xác định lãi suất vốn vay đối với hai dự án BOT đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận và Bắc Giang – Lạng Sơn, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Tài chính căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao, tiếp thu các ý kiến đại biểu tại cuộc họp, khẩn trương thực hiện, việc sửa đổi bổ sung Thông tư 55/2016/TT – BTC ngày 23/3/2016 và Thông tư 75/2017/TT – BTC ngày 21/7/2017 phù hợp với quy định hiện hành và yêu cầu thực tế, trong đó có 2 dự án nêu trên.
Tuy nhiên, đến nay đã sau 2 tháng, việc xử lý vướng mắc trong xác định lãi suất vốn vay tại 2 dự án BOT quan trọng quốc gia vẫn “dậm chân tại chỗ” bất chấp công tác triển khai thi công đã bắt đầu bước vào giai đoạn thi công nước rút cần một lượng vốn tín dụng rất lớn.
“Việc Dự án chưa được điều chỉnh lãi suất khiến gánh nặng tài chính của nhà đầu tư ngày một lớn. Các cổ đông góp vốn tại doanh nghiệp dự án đang yêu cầu xem xét tạm dừng để giảm tổn thất”, ông Thế nói.

-
Kế hoạch đầu tư công trung hạn nhiệm kỳ tới: Dưới 3.000 dự án, bảo đảm không dàn trải -
LICOGI 13 đầu tư dự án khu công nghiệp 116 ha tại Quảng Trị -
Quảng Ngãi yêu cầu xử lý hàng chục dự án gây lãng phí đất đai -
Quảng Nam đề nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc Dự án Thủy điện Sông Bung 3A -
Sức bật cho đầu tư tại Việt Nam -
Nam Định khởi công khu nhà ở xã hội Bãi Viên với hơn 1.100 căn hộ cho người thu nhập thấp -
Đề xuất 590 tỷ đồng làm nút giao cao tốc Bến Lức Long Thành với Quốc lộ 50
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”