-
Hitachi và MAUR "tháo ngòi nổ" để metro Bến Thành - Suối Tiên về đích -
Khánh Hòa sẽ hợp tác với Hiroshima đào tạo chuyên gia ngành bán dẫn -
Quảng Nam: Chấm dứt dự án khu phố chợ sau 4 năm "nằm trên giấy" -
Đề xuất áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù cho cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc -
Quảng Nam điều chỉnh chủ trương đầu tư và dừng Dự án Nạo vét luồng cảng Kỳ Hà giai đoạn 2 -
Lợi ích bất ngờ từ thu phí điện tử không dừng
Sẽ đầu tư mạnh vào hạ tầng giao thông, bất động sản
Khoảng 40 nhà đầu tư, chuyên gia của Hồng Kông trong lĩnh vực đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng vừa đến TP.HCM. Chia sẻ về mục đích của chuyến đi, ông Vincent HS Lo, Chủ tịch Hội đồng Phát triển thương mại Hồng Kông cho biết, đây là những nhà đầu tư có nhiều kinh nghiện trong các ngành tài chính, tư vấn, kiến trúc, năng lượng, xử lý nước và chất thải, kỹ thuật và xây dựng, luật và kế toán, giao thông - vận tải...
Cũng theo ông Vincent HS Lo, các nhà đầu tư, doanh nghiệp Hồng Kông rất quan tâm đến các dự án hạ tầng tại Việt Nam, nhất là hệ thống đường sắt, đường bộ, các hệ thống cảng hàng không, cảng biển.
Trước đó, trong các cuộc tiếp xúc với đại diện Bộ Giao thông - Vận tải tại Hà Nội, đại diện các nhà đầu tư, doanh nghiệp Hồng Kông cũng bày tỏ sự quan tâm đến Dự án đường cao tốc Bắc - Nam với chiều dài hơn 1.300 km. Đại diện doanh nghiệp Hồng Kông cho rằng, dự án này sẽ giúp phát huy thế mạnh là cửa ngõ thu hút vốn đầu tư vào các dự án lớn.
Theo các doanh nghiệp Hồng Kông, ngoài lĩnh vực hạ tầng giao thông, họ cũng rất quan tâm đến các dự án bất động sản quy mô lớn tại các đô thị của Việt Nam. Ông Johnson Choi, Giám đốc điều hành Tập đoàn Sunwah cho biết, doanh nghiệp này đã có nhiều dự án đầu tư lớn tại Việt Nam, đáng chú ý là các dự án bất động sản.
Theo ông Choi, trong số các nước ở khu vực châu Á, Việt Nam được xem là nước có nhiều tiềm năng đối với lĩnh vực bất động sản. Do đó, không chỉ đầu tư vào các dự án tại TP.HCM, các doanh nghiệp Hồng Kông còn chú ý đến các dự án tại Hà Nội và khu vực miền Trung.
Thúc đẩy tiến độ dự án
Theo thông tin của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến hết quý I/2017, Hồng Kông là nhà đầu tư lớn thứ 6 ở Việt Nam, với hơn 1.200 dự án, tổng vốn đăng ký hơn 17,57 tỷ USD.
Các dự án của doanh nghiệp Hồng Kông đã được cấp phép đang có động thái triển khai nhanh. Đơn cử, dự án của Công ty TNHH Worldon Việt Nam tại KCN Đông Nam (TP.HCM) sau khi được cấp phép điều chỉnh tăng vốn thêm 140 triệu USD vào năm 2016, đã gần hoàn thành Trung tâm Thiết kế thời trang và Sản xuất các sản phẩm dệt kim cao cấp.
Hay dự án của Công ty TNHH Liên doanh Nam Phương Textile, vốn đăng ký 120 triệu USD tại KCN Việt Hương 2 (Bình Dương) đã có những động thái mới trong triển khai dự án sau khi khởi công cuối năm 2014. Dự án được xây dựng trên diện tích 12 ha, hoạt động trong lĩnh vực dệt vải, giai đoạn I có công suất 36 triệu mét vải/năm, chủ yếu phục vụ xuất khẩu…
Năm 2016, Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Hồng Kông trong khu vực ASEAN, với tổng kim ngạch khẩu là 9,25 tỷ USD. Ngoài ra, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hồng Kông trong khu vực ASEAN, với tổng giá trị hợp tác thương mại song phương đạt 16,2 tỷ USD.
-
Quảng Nam điều chỉnh chủ trương đầu tư và dừng Dự án Nạo vét luồng cảng Kỳ Hà giai đoạn 2 -
Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
Lợi ích bất ngờ từ thu phí điện tử không dừng -
Cơ chế với dự án điện: Cần rõ ràng, hấp dẫn -
Sửa Luật Đầu tư PPP sẽ tháo gỡ điểm nghẽn cho dự án BT -
Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình kiểm tra tiến độ dự án Trung tâm y tế Quảng Trạch -
Hé lộ nguồn vốn đầu tư tuyến metro Hà Nội, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang