Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Nhà đầu tư quan tâm tới giá mua bán điện
Phan Hằng - 14/05/2015 14:56
 
Một môi trường đầu tư hấp dẫn sẽ có nhiều cạnh tranh, mà cạnh tranh sẽ giúp giảm thiểu chi phí. Do vậy, các diễn giả tại phiên thảo luận của hội thảo Việt Nam – Hoa Kỳ về năng lượng sạch đều cho rằng, Việt Nam cần có sự cạnh tranh hơn về mức giá điện.

Ông Daniel Potash, Giám đốc mạng lưới tư vấn tài chính tư nhân cho các chương trình tài chính châu Á, cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID-PFAN) cho biết, khoảng 70% công việc đầu tư trong lĩnh vực năng lượng sẽ do tư nhân đầu tư. Hiện có nhiều nhà đầu tư tư nhân nước ngoài muốn đầu tư vào ngành năng lượng nước ở Việt Nam.


 

Theo đó, Việt Nam cần có chính sách về giá điện gió, đồng thời nghiên cứu giải pháp để ngân hàng thương mại tham gia vào việc bảo lãnh các dự án đầu tư. Các lộ trình về đầu tư năng lượng mới Việt Nam cũng cần công khai rõ ràng.

Về lĩnh vực điện sinh khối, dù đã thu hút nhiều nhà đầu tư và có sự quan tâm của Chính phủ, nhưng vì chưa có mức giá điện mua vào và hợp đồng cụ thể nên còn nhiều khó khăn. Đầu tư lớn cần có bao tiêu đầu ra, do vậy, nếu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có thể đảm bảo việc mua lại điện thì giảm bớt rủi ro hơn, bởi hiện EVN đang được độc quyền trong việc mua bán điện. Đây là vấn đề rất được các nhà đầu tư quan tâm và muốn biết chắc chắn hơn về những quy hoạch cụ thể.

Theo khảo sát khoảng 400 doanh nghiệp, trong đó 145 công ty có cùng câu trả lời rằng, họ quan tâm tới sự ổn định của nguồn điện chứ không phải giá cả, họ cũng dự đoán được giá điện sẽ tăng lên. Mục tiêu quan trọng của ngành điện là cung cấp ổn định nguồn điện và đây cũng chính là thách thức với EVN.

Theo ông Daniel, cần có lộ trình ít nhất 5 năm tới để có thể tận dụng nguồn vốn từ NĐT muốn đầu tư vào lĩnh vực điện. Bởi NĐT sẽ quan tâm tới việc giá bán bao nhiêu để họ có thể so sánh được sự chênh lệch giữa việc đầu tư vào năng lượng tái tạo và mức giá mua điện của EVN thì cái nào lợi hơn. Nếu không có lộ trình thì khó có thể thu hút khối tư nhân tham gia đầu tư.

Các diễn giả cho rằng, thị trường xây dựng phát triển cũng sẽ là cơ hội cho phát triển điện mặt trời. Chẳng hạn tại Trung Quốc, các hộ gia đình, nhà máy chủ động lắp các tấm pin năng lượng mặt trời trên mái nhà. Tuy nhiên, nếu muốn phát triển thì cần có thị trường điện mở ra cho nhiều bên tham gia: chủ đầu tư dự án, doanh nghiệp, hộ gia đình. Khi này, ngay các hộ gia đình khi không sử dụng hết nguồn điện vẫn có thể bán lại cho EVN.

Dự báo tốt sẽ dễ dàng cho cả Chính phủ, người dân và nhà đầu tư, do vậy, tại hội thảo, các doanh nghiệp, NĐT tham gia cũng rất quan tâm tới việc EVN sẽ trả bao nhiêu tiền cho 1kWh điện trong 5-10 năm tới. Ông Gavin Smith, giám đốc quỹ phát triển sạch, Công ty quản lý quỹ Dragon Capital cho rằng, các dự án đầu tư năng lượng tái tạo tại Việt Nam chưa có sự cam kết cao từ phía Chính Phủ, những cấu trúc cần thiết về môi trường đầu tư, môi trường pháp lý chưa hình thành. Do vậy, việc đầu tư có thể đắt đỏ hơn sản xuất điện thông thường ,người tiêu dùng cũng phải trả giá điện cao hơn. Do đó, trong tương lai cần có sự giải quyết để tạo ra sự rõ ràng cho nhà đầu tư. Cần có quy trình đấu thầu, nếu tổ chức tốt sẽ có được những hồ sơ thầu rất tốt.  Chính phủ cũng cần bảo vệ những quyết định đã đưa ra.

Tiềm năng về năng lượng tái tại ở Việt Nam là rất lớn nhưng cần thực hiện bằng những hành động cụ thể để triển khai, các diễn giả nhận định.

Bình Định gia hạn triển khai Dự án Nhà máy Phong điện Phương Mai 3
UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản đồng ý cho gia hạn thời gian triển khai Dự án Nhà máy Phong điện Phương Mai 3 thêm 12 tháng, đến ngày...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư