-
Xi Măng Fico-YTL nêu đề xuất hướng đến chuyển đổi xanh cho ngành xi măng Việt Nam -
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu -
Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 -
Yên Bái sẵn sàng đón đầu tín chỉ carbon rừng -
VNSteel tiến vào kỷ nguyên xanh -
Nhựa Bình Minh - dấu ấn chất lượng cho hành trình bền vững
Thông tin trên được ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở TN&MT Đà Nẵng cho hay.
Theo ông Hùng, đơn vị vừa có cuộc trao đổi trực tuyến giữa Sở TN&MT Đà Nẵng với thành phố Yokohama (Nhật Bản) và Viện Chiến lược Môi trường toàn cầu Nhật Bản (IGES) trao đổi các nội dung hỗ trợ của thành phố Yokohama và Nhật Bản cho thành phố Đà Nẵng triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường” giai đoạn 2021-2030.
TP.Đà Nẵng đặt mục tiêu đến năm 2030, 90% rác thải rắn sinh hoạt được tái chế |
Theo ông Hùng, thời gia qua TP.Đà Nẵng nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ để triển khai Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường” giai đoạn 2008-2020.
“Với sự hỗ trợ đồng hành của thành phố Yokohama trong 7 năm qua, Đà Nẵng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường nói riêng, góp phần đóng góp vào sự phát triển chung của thành phố”, ông Hùng cho biết.
Hiện nay, Đà Nẵng đang nỗ lực, tích cực huy động các đối tác và nguồn lực về kỹ thuật, quản lý, tài chính liên quan trong việc triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường” giai đoạn 2021-2030. Và Yokohama là thành phố kiểu mẫu về bảo vệ môi trường ở Nhật Bản, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và giải pháp hiệu quả nhằm đem lại sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và duy trì môi trường sinh thái.
Cuộc trao đổi trực tuyến Sở TN&MT Đà Nẵng nhận được sự hỗ trợ từ phía Nhật Bản trong thời gian đến, như: tư vấn xây dựng kế hoạch thành phố các-bon thấp; nghiên cứu các dự án tiết kiệm năng lượng bao gồm nhà máy và tòa nhà; tư vấn nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của hệ thống xử lý nước thải và sử dụng dữ liệu quan trắc nước; tổng hợp dữ liệu và thông tin hiện có về phát thải khí nhà kính, giảm phát thải khí nhà kính tại các cơ quan của thành phố; hỗ trợ xây dựng cuốn cẩm nang về quan hệ công chúng cho cả người dân và doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức về môi trường và biến đổi khí hậu tại thành phố; đề xuất thiết kế, thực hiện và sử dụng kết quả điều tra nhận thức cho người dân, doanh nghiệp về môi trường biến đổi khí hậu...
Đặc biệt, từ năm 2021-2024, Sở TN&MT Đà Nẵng tiếp tục triển khai dự án “Quản lý chất thải rắn nhằm thúc đẩy phân loại và tái chế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”; xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu về quản lý chất thải rắn đô thị; triển khai thí điểm để tăng cường hệ thống thu gom tổng hợp chất thải rắn đô thị; xây dựng dự thảo đề xuất để điều chỉnh quy hoạch xử lý chất thải rắn đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2050...
-
Nâng cao quản lý, vận hành hệ thống thủy lợi để thích ứng với tình hình mới -
Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 -
Phát triển tài chính xanh nhìn từ kinh nghiệm quốc tế -
Hành trình tiến đến Net Zero của Heineken Việt Nam -
Yên Bái sẵn sàng đón đầu tín chỉ carbon rừng -
Xoay vốn cho chuyển đổi kép -
GreenYellow và LOTTE Mart hợp tác thúc đẩy giải pháp năng lượng trong lĩnh vực bán lẻ
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"