-
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động
Nhà đầu tư đông kỷ lục
Công ty cổ phần Địa ốc Phú Long là cái tên mới nhất gia nhập cuộc đua giành quyền đầu tư Dự án Nhà ga hành khách, Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh. Nhà đầu này sẽ không tham gia độc lập, mà tham gia cùng với Công ty cổ phần Đầu tư khai thác Cảng (Import Corp) để cùng theo đuổi Dự án.
Cần phải nói thêm rằng, Phú Long không phải là cái tên “đáng gờm” duy nhất mong muốn được Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) chấm để góp vốn vào đầu tư vào cảng hàng không quốc tế này.
Cam Ranh là một trong những cảng hàng không quốc tế lớn nhất Việt Nam. Ảnh: Anh Minh |
Theo thông tin của Báo Đầu tư, tính đến đầu tháng 8/2015, số lượng nhà đầu tư nộp đơn xin tham gia đầu tư Dự án đã vượt quá con số 12, với sự đa dạng về ngành nghề kinh doanh. Cụ thể, trong lĩnh vực hàng không và dịch vụ hàng không là các nhà đầu tư: VietJet, Công ty cổ phần Logistic Hàng không (ALS), Công ty cổ phần Hàng không lưỡng dụng Ngôi Sao Việt; lĩnh vực bất động sản là Phú Long, Golf Long Thành; dịch vụ là Liên Thái Bình Dương của triệu phú Jonathan Hạnh Nguyễn; xây dựng có: Tập đoàn Đức Bình; Việt Xuân Mới, Đại Dũng…
“Đây là số lượng nhà đầu tư lớn nhất xin tham gia một dự án BOT cơ sở hạ tầng hàng không”, ông Đào Việt Dũng, Phó tổng giám đốc ACV - chủ đầu tư Dự án cho biết.
ACV cũng đã gửi phương án đầu tư sơ bộ vào Nhà ga hành khách mới, Cảng Hàng quốc tế Cam Ranh cho các nhà đầu tư tham khảo. Theo đó, mục tiêu của dự án này là xây dựng nhà ga hành khách mới phục vụ 2 triệu khách quốc tế/năm, đảm bảo thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận. Nhà ga hành khách mới sẽ được thiết kế 2 cao trình đi và đến tách biệt, có 2 cầu ống dẫn khách. Đặc biệt, nhà ga sẽ được thiết kế mở, để có thể đầu tư nâng công suất lên 4 triệu khách/năm khi có nhu cầu.
“Tổng mức đầu tư của Dự án được xác định sơ bộ trên cơ sở suất đầu tư các dự án xây dựng đã và đang được thực hiện trong thời gian gần đây là gần 2.000 tỷ đồng”, đại diện ACV khẳng định.
ACV muốn cùng góp vốn
Về hình thức đầu tư, ACV cho biết là việc huy động vốn từ khu vực tư nhân để đầu tư nhà ga này có thể theo hình thức BOT hoặc thành lập công ty cổ phần. Tuy nhiên, với dự án này, ACV đề xuất triển khai theo phương án 2.
“ACV sẽ góp vốn cùng nhà đầu tư thành lập công ty cổ phần, nhằm tận dụng thế mạnh của các bên, lợi nhuận sẽ được phân chia theo tỷ lệ góp vốn”, ông Dũng nói và cho biết, nhà đầu tư tham gia Dự án Nhà ga hành khách, Cảng Hàng không Cam Ranh phải có ít nhất 10 năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hàng không, phi hàng không, đầu tư tài chính.
Nhằm đảm bảo dịch vụ được cung cấp trong nhà ga một cách công bằng, bình đẳng, nhà đầu tư, cổ đông là hãng hàng không sẽ không được nắm giữ quá 30% vốn điều lệ của công ty cổ phần. Cổ đông sáng lập (tối thiểu 3 cổ đông, bao gồm cả ACV) không được rút vốn hoặc chuyển nhượng vốn trong thời hạn 5 năm kể từ khi thành lập,.
Đề xuất này được đánh giá là tiệm cận mong muốn của hầu hết các nhà đầu tư. Cụ thể, trong đơn đề xuất đầu tư, ALS (có một phần vốn góp của Vietnam Airlines) đề xuất thành lập công ty cổ phần đầu tư dự án có vốn điều lệ 300 tỷ đồng. Tại công ty này, ALS muốn nắm 50-60% vốn điều lệ; ACV nắm 10-20%; các nhà đầu tư khác như ngân hàng, Vietnam Airlines nắm 20-30% vốn điều lệ.
Trước đó, trong tờ trình gửi Bộ Giao thông - Vận tải phê duyệt báo cáo phương án đầu tư, ACV cho biết, nhà đầu tư được thu phí phục vụ hành khách 14 USD/khách, phí băng tải hành lý 60 USD/lần; cầu ống dẫn khách 200 USD/lần; cho thuê văn phòng làm việc 35 USD/m2/tháng; mặt bằng kinh doanh dịch vụ 70 USD/m2/tháng. Với các dòng tiền có xu hướng tăng lên, nhà đầu tư có thể hoàn vốn trong thời gian dưới 20 năm.
Là một trong những cảng hàng không quốc tế lớn nhất Việt Nam, trong những năm qua, sản lượng hành khách vận chuyển qua Sân bay Cam Ranh luôn đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 25%/năm (dự kiến đạt khoảng 2,5 triệu khách/năm). Sau hơn 6 năm đi vào hoạt động và khai thác, nhà ga hành khách hiện tại tại sân bay Cam Ranh đã bắt đầu quá tải, đặc biệt là phần nhà ga hành khách đang được dùng để đón khách quốc tế.
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025