-
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil -
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời -
“Bà chủ” Công ty Xuyên Việt Oil khai gì về những hành vi sai phạm
Gần hai tuần nay, chị Hà Phương Thảo - chủ một shop bán hàng quần áo online ở Lạc Long Quân (Hà Nội) đau đầu với việc một số người bán hàng trực tuyến khác chuyên đi rình mò trên fanpage cửa hàng hàng để “cướp” đơn hàng của chị.
“Trước kỳ nghỉ lễ, một số khách hàng phản ánh sau khi đặt hàng trên fanpage thì ngay lập tức có người kết bạn, hỏi thông tin cá nhân và mời mua hàng. Lúc này mình không để ý, nhưng sau nhiều khách nói quá thì mình mới điều tra và phát hiện có người lợi dụng để cướp khách”, chị Thảo bức xúc.
Ngoài việc lo phát triển khách hàng, các chủ shop online cũng đang đau đầu với nạn cạnh tranh không lành mạnh. |
Khi chị đăng sản phẩm lên Facebook hoặc quảng cáo trên fanpage, chỉ cần khách hàng "comment" (bình luận) hay "like" (thích) bức ảnh là những người bán hàng khác đã kết bạn và nhắn tin lại để quảng cáo sản phẩm, giao hàng cho khách. Thậm chí, khi biết khách đã đặt hàng, để lại số điện thoại, nhóm này ngay lập tức gọi điện, lấy danh nghĩa của cửa hàng để hỏi lại địa chỉ và chuyển phát nhanh món hàng đó. Do giao hàng chậm hơn, sản phẩm của chị Thảo bị trả lại.
“Buôn bán bao năm trời, bỏ bao công sức, tiền bạc... gây dựng fanpage này, mình thực sự bức xúc vì bị cướp trắng trợn như vậy”, chị Thảo nói.
Đến tháng 5/2015, Việt Nam có khoảng 40 triệu người dùng internet, trong đó 30 triệu người có tài khoản Facebook. Lượng người dùng ngày càng tăng cũng dẫn đến sự phát triển của các dịch vụ ăn theo, tiêu biểu là tạo ra một cộng đồng mua bán hàng hóa qua mạng (bán online) với đủ các loại sản phẩm. Tuy nhiên, do người mua - người bán không gặp trực tiếp mà chủ yếu trao đổi qua Facebook, hình thức bán hàng này đang gặp phải một số rủi ro trong đó có chiêu trò cướp khách hàng mà chủ shop Hà Phương Thảo hứng chịu.
Nhiều cá nhân khác còn bỏ thời gian theo dõi, tìm hiểu các chủ shop được quan tâm để lập nên những trang Facebook giả có tên và hình ảnh tương tự như người bán. Với hình thức này, họ kết bạn được với nhiều người có nhu cầu mua sắm do lợi dụng được uy tín của các chủ shop thật. Việc này đã được người bán hàng cảnh báo nhiều trên Facebook hay cộng các diễn đàn để người mua tránh bị kẻ gian lừa đảo. Tháng 3 năm nay, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm công nghệ cao Hà Nội cũng từng tạm giữ hai người vì đã mạo danh một shop online chuyên về túi xách hàng hiệu để lôi kéo khách hàng, sau đó lừa khách chuyển tiền đặt cọc và chiếm đoạt tiền.
Trao đổi với VnExpress, thạc sĩ Nguyễn Phan Anh - chuyên gia eMaketing cho hay tình trạng tranh cướp khách hàng đã xuất hiện từ khá lâu, khi mà hình thức bán hàng trên Facebook phổ biến. Đây là hình thức cạnh tranh không lành mạnh, gây ra nhiều hậu quả cho người bán hàng chân chính và thiệt thòi cho khách hàng.
Chuyên gia này khuyến nghị các chủ shop nên lập một website và chạy quảng cáo trên đó, điều này sẽ giảm thiểu tình trạng cướp "comment" của khách. Nếu chạy quảng cáo hoặc đưa nội dung thông tin bán hàng trên Facebook, người bán phải thường xuyên cập nhật thông tin, để ẩn hoặc xóa những bình luận mua hàng của khách như như số điện thoại, tài khoản cá nhân... sau khi lưu thông tin đó vào máy tính để phục vụ việc chăm sóc khách hàng.
Nếu làm ăn lớn, chủ kinh doanh có thể đầu tư mua phần mềm quét dữ liệu khách hàng và tự động ẩn bình luận để giảm thiểu rủi ro, có những hướng dẫn, chỉ báo và cảnh báo khách hàng về nạn “người bán hàng giả mạo” để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình...
Hiện tại, nhiều shop đã có phương án để phòng tránh rủi ro. Chủ shop Hà Phương Thảo mới đây đã đăng tuyển nhân viên kiểm tra tin nhắn của khách hàng để nhanh chóng phản hồi những comment trên Facebook, tránh kẻ xấu nẫng tay trên.
Những chủ shop có kinh nghiệm khác cũng nghĩ ra phương án không để lộ thông tin giá cả, khách hàng trên fanpage để ngăn chặn đối thủ rình mò biết được tên tuổi khách hàng quan tâm, hoặc nhắn tin thông báo mình cũng bán sản phẩm đó nhưng giá rẻ hơn. "Với những khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm, mình thường ghi chú khách nên nhắn tin trực tiếp để hỏi thông tin về giá cũng như cách để giao hàng, như vậy thông tin sẽ được giữ bí mật", chị Hạnh - chủ một shop bán hàng mỹ phẩm cho hay.
-
Đằng sau khoản lợi “khủng” từ những thương vụ mua bán dự án tai tiếng - Bài 5: Mua, “phá” để “lấy” vô cùng nguy hại -
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời -
“Bà chủ” Công ty Xuyên Việt Oil khai gì về những hành vi sai phạm -
Xét xử vụ khai thác than lậu lớn nhất tỉnh Bắc Giang -
Truy tố Chủ tịch Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn trong vụ án thứ 5
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025