Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 07 tháng 01 năm 2025,
Những nhóm hàng nhập khẩu phi mã trong quý I/2022
Thế Hoàng - 03/04/2022 18:50
 
Than đá, dầu thô, xăng dầu, bông các loại, điện thoại, chất dẻo và linh kiện... là những nhóm hàng có mức tăng nhập khẩu mạnh nhất trong quý I/2022.
Quý 1/2022, kim ngạch nhập khẩu xăng dầu đạt 2,37 tỷ USD, tăng 130% so với cùng kỳ năm trước.
Quý I/2022, kim ngạch nhập khẩu xăng dầu đạt 2,37 tỷ USD, tăng 129% so với cùng kỳ năm trước.

Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp và thương mại quý I/2022 của Bộ Công thương cho biết, bên cạnh sản xuất hồi phục, xuất khẩu tăng tốc nhờ đơn hàng gia tăng với hầu hết các ngành hàng tỷ USD thì hoạt động nhập khẩu hàng hóa cũng có mức tăng rất mạnh.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 3 đạt 33,67 tỷ USD, tăng 28,7% so với tháng trước, đưa kim ngạch nhập khẩu quý I/2022 đạt 87,77 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 29,43 tỷ USD, tăng 13,7% và khu vực FDI đạt 58,3 tỷ USD, tâng 17,1%.

Trong cơ cấu nhập khẩu hàng hóa, chiếm 88,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của quý I là nhóm hàng cần nhập khẩu (nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất trong nước), đạt 77,88 tỷ USD, tâng 16,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Những nhóm hàng nhập khẩu tăng mạnh trong quý I/2022, gồm có: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt cao nhất 21,72 tỷ USD, tăng 31% so với quý 1/2021. Tương tự, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng ghi nhận mức tăng cao như: điện thoại các loại và linh kiện tăng 15,2%, đạt 5,5 tỷ USD; chất dẻo nguyên liệu tăng 18,9%, cao su các loại tăng 33%, bông các loại tăng 40%, nguyên phụ liệu thuốc lá tăng 138%, than đá tăng 97%, dầu thô tăng 70%, xăng dầu, các loại tăng 129%, sản phẩm từ dầu mỏ tăng 42,8%, hóa chất tăng 31,8%, phân bón tăng gần 56%...

Đơn cử, với nhóm hàng xăng dầu các loại, do giá xăng dầu thế giới biến động mạnh bởi xung đột Nga-Ukraine, đã khiến trị giá nhập khẩu nhóm hàng này vọt lên 2,37 tỷ USD, trong khi mức nhập khẩu của cả năm 2021 là 4,1 tỷ USD. 

Ở chiều ngược lại, nhóm mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu có máy móc, thiết bị, phụ tùng giảm 2,6% so với cùng kỳ, đạt 10,56 tỷ USD, hạt điều giảm 55,5%, ô tô nguyên chiếc các loại (trừ xe dưới 9 chỗ) giảm 78%.

Nhóm các loại hàng hóa cần hạn chế nhập khẩu trong quý I/2022 tăng 5,1% so với cùng kỳ, đạt 4,99 tỷ USD, trong đó kim ngạch nhập khẩu rau quả tăng 10,7%, đá quý, kim loại tăng 63,9%, ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ tăng 30,2% so với cùng kỳ.

Đánh giá về nhập khẩu quý I/2022, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, nhập khẩu hàng hóa tăng cao do các doanh nghiệp tăng cường nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu để đẩy mạnh phục hồi sản xuất hàng hóa trong nước và phục vụ xuất khẩu. Ngoài ra, do giá nhiều loại nguyên vật liệu tăng cao cũng góp thêm yếu tố khiến kim ngạch nhập khẩu quý I gia tăng mạnh mẽ.

Nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất chủ yếu được các doanh nghiệp nhập nhiều nhất từ Trung Quốc, đạt trị giá 23,8 tỷ USD, tăng 47,3%, nhập từ Hàn Quốc tăng 9,9%, đạt 13 tỷ USD, nhập từ ASEAN đạt 9,7 tỷ USD, tăng 30,9%, từ Nhật Bản tăng 4,8%, đạt 5,1 tỷ USD, nhập từ EU tăng 19,7%, đạt 4,1 tỷ USD và từ Mỹ đạt 4 tỷ USD, tăng 13%.

Việt Nam nhập siêu lớn từ châu Á
Năm 2021, dù thị trường châu Á vẫn tăng nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam, nhưng Việt Nam nhập khẩu từ khu vực này còn tăng mạnh hơn, đưa nhập...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư