-
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), từ đầu năm đến ngày 20/6/2013, cả vùng ĐBSCL đã thu hút thêm hơn 269 triệu USD vốn FDI, trong đó có 24 dự án mới, với vốn đăng ký hơn 172 triệu USD và 14 dự án tăng vốn, với hơn 97 triệu USD.
Trong đó, Tiền Giang thu hút thêm 103 triệu USD, dẫn đầu khu vực ĐBSCL về thu hút vốn FDI trong 6 tháng đầu năm. Tiếp đến là Kiên Giang (76,29 triệu USD), Long An (73,99 triệu USD)…
Riêng hai tỉnh Vĩnh Long và Sóc Trăng chưa thu hút được dự án FDI mới.
Tính đến thời điểm hiện tại, cả vùng ĐBSCL đã thu hút hơn 11 tỷ USD vốn FDI.
Long An vẫn là địa phương dẫn đầu khu vực ĐBSCL về thu hút vốn FDI, với tổng vốn đăng ký đầu tư lên đến hơn 3,589 tỷ USD; Kiên Giang (3,135 tỷ USD), Tiền Giang (1,180 tỷ USD), TP. Cần Thơ (804 triệu USD), Cà Mau (hơn 785 triệu USD), Hậu Giang (hơn 680 triệu USD)…
Ông Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Chi nhánh Cần Thơ cho biết, thu hút vốn FDI vào ĐBSCL chiếm hơn 7% so với cả nước là chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của vùng. Nguyên nhân là do cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, lao động có tay nghề không đủ đáp ứng, môi trường đầu tư chậm được cải thiện.
“ĐBSCL là khu vực có tỷ lệ lao động rời quê hương đi làm ăn xa cao nhất cả nước. Những địa phương có sản lượng lúa, thủy sản lớn như Kiên Giang, An Giang, Cà Mau, Trà Vinh…, lại có tỷ lệ hộ nghèo cao, đây là một nghịch lý. Để nâng cao thu nhập cho người nông dân và phát huy lợi thế của vùng, các địa phương trong vùng cần phải tái cấu trúc lại sản xuất, Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn cho hạ tầng giao thông, đào tạo nguồn nhân lực để tạo tiền đề thu hút nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực chế biến, xuất khẩu các mặt hàng là thế mạnh của vùng”, TS. Trần Sinh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế miền Nam nêu thực trạng.
7 tháng đầu năm 2013, doanh nghiệp Nhật Bản dẫn đầu về đầu tư vào Việt Nam, với 233 cam kết. Khu vực đầu tư được mở rộng từ TP.HCM ra 4 tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong tương lai, khu vực đầu tư sẽ được mở rộng tập trung vào ĐBSCL, Bình Phước và Lâm Đồng.
Nguyên nhân là do việc nâng cấp cơ sở hạ tầng đường sá và cầu đường trong khu vực bán kính 2 giờ ngồi xe ô tô đang được thực hiện, giúp việc vận chuyển hàng hóa đến trung tâm TP.HCM nhanh hơn là điều kiện tốt để các địa phương ven TP.HCM thu hút đầu tư.
Phú Khởi
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025